Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Kiểm tra, xử phạt 570 triệu đồng sau 7 tháng công ty này hoạt động, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng cơ quan quản lý không chậm trễ trong việc phát hiện, xử lý vi phạm tại hệ thống kinh doanh đa cấp Liên kết Việt.

Lãnh đạo hệ thống kinh doanh đa cấp Liên kết Việt vừa bị cơ quan công an khởi tố với cáo buộc giả danh công ty thuộc Bộ Quốc phòng, lôi kéo, lừa đảo 45.000 người tham gia kinh doanh đa cấp thực phẩm chức năng và máy chăm sóc sức khỏe. Sự kiện diễn ra sau khoảng 2 năm doanh nghiệp này được cấp phép hoạt động một lần nữa khiến dư luận đặt câu hỏi về vai trò của cơ quan quản lý (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) đối với hoạt động bán hàng đa cấp.

Tuy nhiên, trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Công Thương - Đỗ Thắng Hải cho biết cơ quan quản lý đã chủ động trong việc kiểm tra với doanh nghiệp và không chậm trễ trong khâu xử lý, phối hợp với cơ quan công an sau này.

thu-truong-cong-thuong-xu-ly-lien-ket-viet-khong-he-cham-tre

Thứ trưởng Công Thương - Đỗ Thắng Hải. Ảnh: PV

- Là cơ quan quản lý ngành về hoạt động kinh doanh đa cấp, ông đánh giá như thế nào về việc hàng chục nghìn người có thể đã bị Công ty Liên kết Việt lừa đảo mới đây?

- Bán hàng, kinh doanh đa cấp là hoạt động phổ biến trên thế giới. Ví dụ Malaysia đã cấp giấy phép cho hơn 1000 công ty kinh doanh đa cấp, Thái Lan là hơn 500 còn Việt Nam chỉ có 65. Về số lượng, chúng ta siết chặt từ khi ban hành Nghị định 42/2014, trao quyền cấp phép về Cục Quản lý cạnh tranh, thay vì các địa phương như trước.

Đây là hoạt động được pháp luật thừa nhận. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), một trong những điều khoản mà các nước yêu cầu Việt Nam phải chấp hành là chấp thuận các hoạt động, trong đó có kinh doanh đa cấp.

7 tháng sau khi Cục Quản lý cạnh tranh là đầu mối cấp lại giấy phép cho Liên kết Việt, Cục đã trực tiếp kiểm tra, phát hiện một số nội dung vi phạm. Bộ Công Thương đã xử phạt vi phạm hành chính này 570 triệu đồng. Sau đó, Bộ cũng đã chủ động phối hợp với Bộ Công an lập đoàn kiểm tra, phát hiện ra những vi phạm khác.

Dù kinh doanh đa cấp là hoạt động hợp pháp, song sự kết hợp giữa Bộ Công Thương, Cục Quản lý cạnh tranh và chính quyền địa phương vẫn còn chưa chặt chẽ. Cục cũng chỉ có 50-60 cán bộ, còn theo chức năng phân cấp thì tại địa phương cũng có đủ cơ quan quản lý, như quản lý thị trường... nhưng cũng không phát hiện được sự việc.

- Dù vậy, rất lâu sau khi báo chí phát giác hành vi lừa đảo của Liên kết Việt, cơ quan quản lý mới ra quyết định xử phạt. Ông nói sao về sự chậm trễ này?

- Theo Nghị định 42, Cục Quản lý Cạnh tranh cấp lại giấy phép cho Công ty Liên kết Việt. Tới tháng 7/2015 thì Cục đã vào cuộc kiểm tra hoạt động của công ty này. Như vậy, chỉ sau 7 tháng Liên kết Việt hoạt động, chúng tôi đã phát hiện và có cuộc kiểm tra, điều tra hoạt động của công ty. Không thể nói là chúng tôi đã chậm trễ. 

Qua kiểm tra, điều tra, Cục đã xử phạt vi phạm hành chính như đã nói ở trên. Còn việc công ty này tiếp tục có hành vi vi phạm, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với Bộ Công an điều tra xử lý. Với chức năng và quyền hạn của mình, Bộ Công an sẽ đưa ra kết luận điều tra cuối cùng về vụ việc.

- Vậy Bộ Công Thương sẽ có hành động gì để những trường hợp tương tự không tái diễn?

- Tới đây, chúng tôi sẽ rà soát lại, xem còn khe hở nào của pháp luật không, cụ thể là trong Nghị định 42, có quy định nào mà doanh nghiệp kinh doanh đa cấp có thể vin vào để lách hay không. Với trường hợp Công ty Liên kết Việt, tôi khẳng định có hành vi lừa đảo chứ không phải đơn thuần là hoạt động kinh doanh đa cấp. Đây cũng chính là tội danh mà Bộ Công an đã khởi tố. 

Chúng tôi cũng hết sức chia sẻ và lo lắng cho quyền lợi của những người đã bị công ty này lừa đảo. Tuy nhiên, chính xác số tiền mà Liên kết Việt lừa là bao nhiêu, có bao nhiêu người đã bị tác động... thì phải chờ kết luận chính thức từ cơ quan điều tra Bộ Công an.

Qua sự việc này, chúng tôi cũng mong cơ quan chức năng tại mỗi địa phương phải nâng cao hơn nữa vai trò, nhiệm vụ quản lý của mình trong việc phát hiện, ngăn chặn và cảnh báo các hành vi lừa đảo xảy ra trên địa bàn.

Thậm chí, ngay cả những người khi tham gia vào hoạt động kinh doanh này cũng phải tìm hiểu thật kỹ, đánh giá xem các mặt hàng đa cấp đó đem lại lợi ích gì cho mình, có xâm phạm quyền lợi của mình hay không. Hành vi kinh doanh nào chưa đúng quy định pháp luật thì đề nghị, thông báo cho chính quyền địa phương, hoặc Bộ Công Thương để ngăn chặn.

Chí Hiếu

Kinh tế thế giới biến động cũng là lúc các nhà đầu tư tìm đến đồng yên để trú ẩn, gián tiếp khiến tỷ giá JPY/VND tại các ngân hàng tăng hơn 1% trong tháng qu.

Sáng 1/3, tỷ giá JPY/VND tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) được niêm yết ở 194,78 - 198,51 đồng. So với cuối năm 2015 và đầu tháng 2, mỗi yên tăng hơn 1% so với VND. Thực tế, từ 9/2, tỷ giá JPY/VND bắt đầu nhích dần và vọt tăng trong những ngày giữa tháng. Đến 23/2, giá bán một yên Nhật tại ngân hàng đã vượt 200 đồng. Cuối tháng 2, giá giảm nhẹ nhưng vẫn trồi sụt quanh mức này.

ty-gia-yen-nhat-tang-nhiet

Tỷ giá JPY/VND tăng vọt trong tháng 2.

Trong rổ các loại tiền tệ mạnh, suốt tháng 2, yên Nhật cũng tăng 0,38% so với đôla Mỹ. Hiện một đôla chỉ đổi được 112 yên, thay vì 122 yên như cuối tháng 1.

Trao đổi với VnExpress, giám đốc bộ phận đầu tư của một ngân hàng ngoại cho rằng đồng yên tăng giá do ảnh hưởng từ những tín hiệu kém lạc quan của kinh tế thế giới. "Khi tình hình thế giới có biến động, đồng yên luôn là tiền tệ được nhà đầu tư đánh giá có tính ổn định, an toàn cao - điều này trái ngược với đôla Mỹ và euro. Hơn nữa, kinh tế của Nhật hướng về xuất khẩu và nợ nước ngoài của họ rất thấp. Vì vậy, các nhà đầu tư lại đổ xô vào yên và khiến nó tăng giá", vị này giải thích.

Do đó, theo vị chuyên gia này, khi đồng yên mạnh lên trong rổ các tiền tệ mạnh, kéo theo đó là tỷ giá JPY/VND cũng tăng theo.

Yên Nhật tăng giá so với VND cũng khiến giá các mặt hàng xách tay từ Nhật trở nên đắt đỏ hơn. Nhiều cửa hàng bán và nhận order trong tháng 2 liên tục thông báo tăng tỷ giá. Diễn biến này cũng từng được ghi nhận trong những ngày đầu tháng 9, khi tỷ giá JPY/VND có lúc gần chạm 200 đồng.

Anh Long, chủ một cửa hàng chuyên nhận order hàng Nhật ở Thái Thịnh (Hà Nội) cho biết: "Giữa tháng 2, khi đồng yên rục rịch tăng, cửa hàng đã tăng tỷ giá order hàng lên 195 đồng nhưng sau đó ngân hàng lại đẩy giá yen lên tiếp. Vì vậy, chúng tôi buộc phải nâng tỷ giá lên 228 đồng dù khách hàng kêu ca rất nhiều".

Khi tình hình kinh tế có những biến động, nơi trú ẩn đầu tiên mà các nhà đầu tư tìm đến là yên Nhật hoặc đồng France Thụy Sĩ (CHF) và vàng. Thực tế, giá vàng cũng tăng vọt 10,6% trong tháng 2 - mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây sau khi chứng khoán thế giới, đặc biệt là Trung Quốc lao dốc, các nền kinh tế giảm tốc khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ phải tính toán lại kế hoạch tăng lãi suất.

Thanh Thanh Lan

Tại một trạm xăng ở Mogadishu, sau khi bơm đầy bình ôtô, Ahmed Farah Hassan chỉ cần vài cú bấm trên điện thoại là đã trả tiền xong.

"Mọi việc ngày nay trở nên rất dễ dàng. Tôi không cần phải mang tiền mặt nữa. Chỉ cần dùng điện thoại để trả hóa đơn mỗi lần mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ nào đó thôi. An toàn lắm", Hassan - lái xe cho tổ chức phi chính phủ Kheyre Development & Rehabilitation Organization cho biết.

Trên đường phố Mogadishu, tiền mặt cũng đã biến mất, thẻ tín dụng trở nên không cần thiết, và việc mua sắm hàng ngày rất nhanh gọn, hiện đại. Dù Kenya mới là nước nổi tiếng với công nghệ tiền di động và ứng dụng trong cuộc sống, Somalia cũng đang trải qua quá trình tương tự. Hệ thống ngân hàng nước này đã bổ sung thêm, nếu không muốn nói là được thay thế bằng tiền di động.

somalia-sap-thanh-quoc-gia-khong-tien-mat

Ngày càng nhiều người dân tại Somalia sử dụng dịch vụ tiền di động. Ảnh: Reuters

Hãng viễn thông Hormuud thành lập năm 2002 trong thời buổi bất ổn chính trị tại Somalia tạm lắng. 6 năm trước, họ đã đưa dịch vụ tiền di động vào quốc gia Đông Phi này. Giờ đây, Hormuud là một trong ít nhất 3 công ty cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại.

Ở Somalia, cứ 100 người thì lại có 51 người có điện thoại, tăng đáng kể so với 22 người cách đây 3 năm. Khoảng 40% người trưởng thành có tài khoản tiền di động, theo số liệu năm 2014 của Ngân hàng Thế giới (WB).

Sau 2 thập kỷ nội chiến và đấu tranh chống khủng bố, kinh tế Somali trở nên kiệt quệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, quốc gia này đã dần hồi phục. Việc buôn bán trở nên sầm uất dọc các con đường ở trung tâm thủ đô Mogadishu. Điện thoại giúp người dân mọi việc, từ mua đồ trong siêu thị, mua cam ngoài chợ, đánh giày trên đường hay mua tách trả ở quán vỉa hè.

Năm 2011, Hormuud bỏ hệ thống cũ và đưa vào dịch vụ tiền điện tử EVC Plus, hiện có hơn 2,5 triệu người dùng. CEO của hãng - Ahmed Mohamed Yusuf cho biết người Somalia sống ở nước ngoài đã giúp dịch vụ này thêm phát triển. Do hàng năm, họ gửi khoảng 1,6 tỷ USD về nước.

somalia-sap-thanh-quoc-gia-khong-tien-mat-1

EVC Plus hiện có hơn 2,5 triệu người dùng. Ảnh: QZ

Những năm gần đây, thiếu hệ thống ngân hàng bán lẻ và nỗi sợ chính trị bất ổn đã khiến dịch vụ này ngày càng trở nên quan trọng trong việc tái thiết đất nước. Hormuud giữ tiền của khách hàng, đóng vai trò như nhà băng vậy.

"Lý do chính dịch vụ này được áp dụng là hệ thống ngân hàng ở đây quá hạn chế. Mang tiền theo người cũng rất rủi ro, do chính trị còn bất ổn và chỉ vừa hồi phục sau hơn 2 thập kỷ hỗn loạn", Yusuf cho biết.

Hormuud thiết kế phần mềm EVC Plus với sự trợ giúp của Safaricom - công ty cung cấp dịch vụ M-Pesa nổi tiếng tại Kenya. Dù vậy, M-Pesa hoạt động với nội tệ Kenya, còn Hormuud sử dụng USD. Đây là tiền tệ ưa thích tại Somalia, dù đồng shilling Somali vẫn còn trong lưu thông.

Người dùng có thể chuyển tiền tối đa 3.000 USD mỗi ngày. EVC Plus cũng cho phép họ thanh toán tiền điện thoại cho bản thân và gia đình, trả hóa đơn điện nước và chuyển tiền. Người dùng cũng có thể thiết lập chế độ tự động thanh toán, tin nhắc nhở qua SMS và thông báo tình hình tài chính mà không cần kết nối Internet.

Gần như mọi người bán tại Mogadishu, kể cả hàng rong, đều chấp nhận thanh toán bằng điện thoại sử dụng EVC Plus. "Mang tiền mặt ở đây chẳng an toàn chút nào. Nếu có ai mua giày hay vòng cổ của tôi, họ sẽ trả bằng điện thoại. Tôi không nhận tiền mặt đâu", Dhublawe Ibrahim Aden (25 tuổi) cho biết.

Hà Thu (theo QZ)

Sản lượng nhập khẩu tăng mạnh, giá bình quân giảm, thép ngoại đang dần chiếm thị phần và khiến các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ đóng cửa.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) vừa có công văn gửi Thủ tướng báo cáo về tình hình nhập khẩu thép ồ ạt từ nước ngoài vào Việt Nam, gây thiệt hại cho ngành sản xuất thép trong nước.

vsa-hang-loat-doanh-nghiep-co-nguy-co-dong-cua-vi-thep-trung-quoc

Thép ngoại ồ ạt vào Việt Nam đang đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp trong nước

Theo cơ quan này, trong năm 2015 tổng lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm nhập vào Việt Nam là 19,9 triệu tấn, tăng 27% so với năm 2014. Trong đó, sắt thép từ Trung Quốc chiếm tới 9,6 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt hơn 4,1 tỷ USD, tăng 54%.

Riêng tháng 1/2016, nhập khẩu thép các loại đã là 1,7 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó nhập khẩu một số sản phẩm thép tăng cao đột biến như phôi thép tăng 231%. Sản lượng nhập khẩu tăng mạnh, trong khi giá phôi thép nhập khẩu bình quân tháng 1/2016 chỉ 269 USD một tấn, giảm 67,6% so với cùng kỳ.

"Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, với tốc độ này, lượng phôi thép nhập vào Việt Nam sẽ lên tới 4-5 triệu tấn trong năm 2016. Các nhà máy sản xuất phôi thép trong nước sẽ không chỉ tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, mà thậm chí phải đóng cửa", VSA nhận định.

Cũng theo VSA, các doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước đang hoạt động chỉ với 50% công suất. Sản xuất phôi thép năm 2015 chỉ đạt 5,6 triệu tấn, giảm 4% so với cùng kỳ do lượng nhập khẩu quá lớn, cạnh tranh trực tiếp với hàng trong nước. Các loại phôi thép nhập khẩu với ưu thế về giá đã dần chiếm thị phần của doanh nghiệp trong nước.

Tháng 1/2016, sản xuất phôi thép trong nước đạt 292.000 tấn, giảm 67% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá thành sản xuất phôi trong nước khoảng 7,4-7,6 triệu đồng một tấn nên khó cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đặc biệt là Trung Quốc.

Mặt hàng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu cũng đang lao đao do sản lượng nhập khẩu tăng hơn 106%, giá ngày càng rẻ đi, chiếm tới gần 56% thị phần.

"Trung Quốc đang tiếp tục chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thép ra nước ngoài do nhu cầu tiêu thụ nội địa suy giảm. Ngành công nghiệp thép các nước đối mặt với nguy cơ sản phẩm thép Trung Quốc xuất khẩu ồ ạt, trong đó có Việt Nam", VSA nhận định.

vsa-hang-loat-doanh-nghiep-co-nguy-co-dong-cua-vi-thep-trung-quoc-1

Giá nhập khẩu bình quân giảm mạnh giúp thép nhập ngoại ngày càng rẻ

Trong bối cảnh thép ngoại nhập ồ ạt, các doanh nghiệp trong nước như: Tập đoàn Hoa Sen, Tôn Phương Nam, Thép Nam Kim,... đã liên kết để tiến hành kiện chống bán phá giá. VSA kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường quản lý nhập khẩu các sản phẩm thép. Đồng thời phải áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại quyết liệt cho các doanh nghiệp thép trong nước.

Ngoài ra, Hiệp hội cho rằng các bộ ngành cần sớm ban hành tiêu chuẩn về phôi thép để dễ dàng kiểm tra khi nhập khẩu vào Việt Nam và xây dựng các hàng rào kỹ thuật…

Bạch Dương

Cạnh tranh trên thị trường dầu mỏ giữa Mỹ - Nga và các nước Trung Đông chưa có hồi kết, giá thế giới liên tục giảm sâu là nguyên nhân khiến nhiều đối tác ngoại "chùn chân" ở các dự án quy mô hàng tỷ USD của Việt Nam.

Cuối năm 2015, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Qatar chính thức thông báo rút vốn tại dự án lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu). Phía nhà đầu tư Qatar chỉ thông báo ngắn gọn nguyên nhân là tái cơ cấu và thay đổi chiến lược phát triển. Ban quản lý dự án cho biết, tiến độ công trình đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự kiện này.

Có công suất thiết kế 2,7 triệu tấn một năm, dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn được xây dựng trên diện tích hơn 460 hecta tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án có tổng vốn đầu tư 3,77 tỷ USD, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đóng góp 29%, Qatar góp 25% và Tập đoàn SCG của Thái Lan góp tới 46%. Công trình này dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.

cuoc-rut-lui-cua-dai-gia-ngoai-tai-cac-du-an-loc-dau-ty-do

Dầu thô lao dốc đã thay đổi trật tự kinh tế thế giới và khiến nhiều đại gia dầu khí rút khỏi Việt Nam. Ảnh: WSJ

Sau diễn biến nêu trên, Bộ Công Thương đã yêu cầu SCG phối hợp với PetroVietnam đàm phán với Qatar về việc chuyển nhượng vốn và duy trì hợp đồng nguyên liệu cho dự án, vốn dự kiến do đối tác Qatar cung cấp. Đồng thời, các bên cũng phải tiếp tục tìm kiếm đối tác thay thế.

Năm 2012, vẻ hào nhoáng của siêu dự án Lọc hóa dầu Nhơn Hội với vốn đầu tư gần 27 tỷ USD, diện tích 2.000 ha đã khiến không ít người choáng ngợp. Sau đó, công trình các nhà đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) và Saudi Aramco đã được điều chỉnh quy mô xuống 22 tỷ USD, công suất 20 triệu tấn một năm. Nhơn Hội dự kiến sẽ góp 40% GDP tỉnh Bình Định khi hoạt động.

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, dự án vẫn chỉ dừng lại ở những quy hoạch trên giấy và con số khủng. Hiện UBND tỉnh Bình Định chưa nhận được hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho dự án này. Trước bối cảnh giá dầu thô thế giới liên tục giảm mạnh, các tập đoàn dầu khí thế giới lâm vào thế khó, PTT và Saudi Aramco cũng không nằm ngoài tác động. Giữa năm 2015, chủ đầu tư này mong muốn được hợp tác, góp vốn với doanh nghiệp trong nước nhưng đến nay vẫn chưa có tín hiệu mới.

Ngay tại một dự án đã hoạt động được nhiều năm là Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý trực tiếp) - Nguyễn Hoài Giang cũng đang rất lo lắng về khả năng hợp tác đầu tư với đối tác Nga - Tập đoàn Gazprom Neft (GPN).

Theo ông Giang, nước Nga đang lâm vào cuộc khủng hoảng dầu thô do giá dầu giảm chỉ còn 30 USD mà nguồn thu của nước này dựa tới 50-60% từ dầu thô, khí đốt. Kinh tế Nga lâm vào khốn khó, các tập đoàn kinh tế nhà nước thiếu tiền, không có nhiều khả năng đầu tư mở rộng.

Trước đó, Tập đoàn Gazprom Neft đã ký thỏa thuận khung mua 49% cổ phần của Lọc hóa dầu Bình Sơn. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đàm phán với phía Nga về giá trị định giá và phương án xử lý các khoản nợ của Bình Sơn. Tuy nhiên kết quả định giá của hai bên còn nhiều khác biệt, đồng thời việc xử lý các khoản nợ của Bình Sơn còn tương đối phức tạp.

Theo kế hoạch, đến hết tháng 6/2015 thỏa thuận giữa các bên phải hoàn thành nhưng ông Giang xác nhận đến nay tiến trình đàm phán đã gián đoạn. Trong khi đó, cũng từ giữa năm 2015, dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được thông qua với vốn đầu tư 1,82 tỷ USD. "Nếu không có sự tham gia các đối tác Nga thì chúng tôi cũng đã chuẩn bị hướng đi khác để mở rộng nhà máy là vay tín dụng, vay ưu đãi... Đến nay, doanh nghiệp đã hoàn thành khâu thiết kế mở rộng Dung Quất", ông Giang cho hay.

Các dự án lọc dầu có đối tác nước ngoài tham gia đều có quy mô đầu tư lên tới hàng tỷ USD, đặt ra khi giá dầu thô ở mức cao chót vót vượt 100 USD một thùng. Khi đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ vào loại lớn ở châu Á. Cùng với đó, chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi FDI như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm, giảm trong 9 năm tiếp theo hay miễn thuế thuê đất… đã biến Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ của các đại gia dầu khí thế giới.

Chỉ vài năm sau, giá của các thùng dầu đã thay đổi trật tự kinh tế thế giới. Dầu thô lao dốc kỷ lục thấp nhất 13 năm, có thời điểm xuống chỉ còn 26 USD đã khiến các tập đoàn dầu mỏ bậc nhất thế giới lâm vào khủng hoảng, cắt giảm nhân sự và đầu tư ngoài.

Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Ngay cả Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng bị mất hơn 5.500 tỷ đồng lợi nhuận. Một doanh nghiệp khác là Liên doanh dầu khí Việt-Nga (VietsovPetro) đã cắt giảm 400 biên chế năm 2015 trong bối cảnh giá dầu giảm.

Cuộc chiến dầu mỏ vẫn căng thẳng và chưa một tổ chức nào có thể dự báo giá có thể hồi phục. Trong bối cảnh khó khăn, rất ít các tập đoàn thế giới còn có đủ tiềm lực để đầu tư ra nước ngoài, khiến họ "chùn chân" với những dự định tại Việt Nam. Thêm vào đó, giá dầu ở mức thấp khiến những tính toán về lợi nhuận cũng không còn giá trị.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân lớn khác khiến các các đại gia dầu khí nước ngoài rút khỏi Việt Nam, theo các chuyên gia, là việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, khiến hàng rào thuế quan về 0%. Như vậy, những ưu đãi để kéo các nhà đầu tư ngoại vào ngành hóa dầu dần bị các FTA vô hiệu hóa.

Là một trong những người đầu tiên không ủng hộ các dự án lọc hóa dầu "tỷ đô" ồ ạt vào Việt Nam, GS. Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng công suất của các nhà máy lọc hóa dầu hiện nay đã lên tới 40-50 triệu tấn. Nếu tính cả Nhơn Hội, có thể lên tới 65 triệu tấn một năm trong khi sản lượng khai thác của Việt Nam chỉ đạt trên 15 triệu tấn. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải nhập một lượng lớn dầu thô nếu chạy hết công suất.

Ông Mại cho rằng hóa dầu ở các nước đã là ngành công nghiệp cổ điển, gây ô nhiễm môi trường nên Việt Nam chỉ phát triển ở mức độ vừa phải. Chính phủ nên dành nguồn lực, tiền bạc đầu tư các dự án công nghiêp mới như điện tử, vi sinh… mang lại giá trị cao hơn, tạo nhiều việc làm hơn.

"Một dự án lọc dầu Nhơn Hội khi vào Việt Nam chiếm dụng hàng nghìn ha đất nhưng chỉ giải quyết vài nghìn lao động trong khi một dự án điện tử với vốn đầu tư 2 tỷ USD trên vài ha đất thôi nhưng giải quyết tới hơn 45.000 lao động, góp hàng tỷ USD vào ngân sách. So sánh về tất cả các chỉ số, lọc hóa dầu không thể so sánh với công nghệ cao được", ông Mại nói.

Bạch Dương

Chốt tháng 2, nếu vàng quốc tế tăng 10,6% và ghi nhận tháng khởi sắc nhất kể từ năm 2012 thì vàng miếng SJC lại có tốc độ tăng chưa bằng một phần năm.

Mở cửa lúc 8h15, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI giao dịch ở 33,45-33,55 triệu đồng, tăng 30.000 đồng cả hai chiều mua bán so với giá đóng cửa cuối ngày hôm qua. Giá mua bán sỉ thấp hơn giá lẻ 10.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó giá vàng liên tục được điều chỉnh tăng và đến 9h, mỗi lượng vàng SJC có giá 33,51-33,61 triệu đồng.

ca-thang-gia-vang-sjc-chi-tang-2

Thị trường vàng trong nước thiếu sự liên thông với thế giới. 

Trong khi đó, tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng SJC được giao dịch ở 33,38-33,63 triệu đồng một lượng (ở TP HCM và Đà Nẵng). Tại Hà Nội, giá được niêm yết ở 33,43-33,53 triệu đồng.

Giá vàng miếng phiên sáng ngày 29/2 không có sự thay đổi so với chốt phiên cuối tuần, dao động quanh 33,35-33,45. Trong phiên giao dịch hôm qua, giá vàng tăng nhẹ khiến thị trường sôi động hơn.

Trong khi đó, vàng quốc tế hôm qua vẫn tăng hơn 1%. Chốt tháng 2, mỗi ounce vàng có giá 1.240 USD và đánh dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 2012 với mức tăng trưởng 10,6%.

Ngược lại, giá vàng SJC dù đã tăng dần trong tháng 2 nhưng còn quá nhỏ giọt nếu so với thế giới. Tính cả tháng, vàng miếng SJC chỉ tăng 2%. Mức tăng này theo các chuyên gia cũng chưa thực sự vững vàng.

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá được Vietcombank niêm yết ở 22.265-22.335 đồng, không đổi so với cuối ngày 29/2.

Thanh Thanh Lan

Trang sức là một trong những quà tặng tinh tế, ý nghĩa dành cho phái đẹp trong ngày Quốc tế Phụ nữ.

rang-ngoi-cung-trang-suc-ngay-8-3

Trang sức 8/3 cho vẻ đẹp rạng ngời như hoa.

Với vẻ đẹp sang trọng, giàu ý nghĩa, trang sức không chỉ là phụ kiện làm đẹp của các chị em mà còn là quà tặng tinh tế trong những ngày lễ, kỷ niệm... Nhằm phục vụ nhu cầu mua trang sức dịp 8/3, Bảo Tín Minh Châu ra mắt bộ sưu tập "Trang sức 8/3 - cho vẻ đẹp rạng ngời như hoa" với hàng nghìn mẫu mã mới, giàu giá trị văn hóa và tâm linh cùng mức giá đa dạng.

Bảo Tín Minh Châu giới thiệu nhiều thiết kế trang sức làm quà tặng cho bà và mẹ.

Bảo Tín Minh Châu giới thiệu nhiều thiết kế trang sức làm quà tặng cho bà và mẹ.

Bộ sưu tập gồm các trang sức tuyển chọn hợp phong cách thời trang, được chế tác từ vàng, bạc chất lượng cao, kim cương, ngọc quý được kiểm định nghiêm ngặt. Để đáp ứng nhu cầu của khách yêu thích ngọc, kim cương, ruby, saphire hay ngọc cẩm thạch, công ty đã cho ra mắt những thiết kế trang sức gắn ngọc quý thiên nhiên, giúp phái đẹp luôn tự tin tỏa sáng, đồng thời là tín vật hộ mệnh bình an.

rang-ngoi-cung-trang-suc-ngay-8-3-2

Vẻ rạng ngời cho người yêu dấu.

Với tiêu chí mẫu mã đa dạng, sản phẩm phong phú, nhiều mức giá; chất lượng cao cấp, chế tác tinh xảo, bền đẹp, bộ sưu tập trang sức 8/3 sẽ là lựa chọn quà tặng ý nghĩa dành cho phái đẹp. Từ ngày 1/3 đến 8/3, khách mua hàng tại hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu có cơ hội nhận được nhiều phần quà giá trị. Chi tiết chương trình khuyến mãi xem tại đây.

Liên hệ: Bảo Tín Minh Châu
Cơ sở kinh doanh 1: 29 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 84-4-38 226 999.
Cơ sở kinh doanh 2: 349 Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 84-4-37 856 999.
Cơ sở kinh doanh 3: 15 Trần Nhân Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: 84-4-37 686 999.
Chăm sóc khách hàng: 84-37 636 999.
Điện thoại tư vấn miễn phí:1800 58 58 99 - 1800 6899.
Website: btmc.vn.

(Nguồn: Bảo Tín Minh Châu)

Chiếc tàu lưới rê vỏ thép đầu tiên tại Quảng Ngãi hưởng lãi vay ưu đãi theo Nghị định 67 được trao cho ngư dân tại địa phương.

Vừa qua, Công ty TNHH MTV đóng tàu Bạch Đằng (Hải Phòng) phối hợp với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại Quảng Ngãi (Vietcombank Quảng Ngãi) bàn giao tàu cá vỏ thép cho ngư dân Võ Văn Hân (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn).

polyad

Lễ bàn giao tàu cá vỏ thép cho ngư dân Võ Văn Hân. 

Đây là dự án tín dụng cho vay đầu tiên của Vietcombank Quảng Ngãi theo Nghị định 67 để đóng mới tàu cá vỏ thép đánh bắt xa bờ. Sau hơn 4 tháng thi công, chiếc tàu đã hoàn tất, vượt tiến độ đề ra.

Con tàu mang tên Biển Đông 01, số hiệu QNg – 90999, có công suất thiết kế 811 CV, chiều dài 27m, rộng 7,1m, cao 3,1m, trọng tải 214 tấn, trang bị các máy móc thiết bị hiện đại và đầy đủ ngư lưới cụ mới 100%. Hải sản khai thác được bảo quản trong khoang lạnh 4 hầm thông qua hình thức ướp đá lạnh và cách nhiệt bằng xốp- gỗ - composite.

Ngoài ra, tàu có máy rada, máy định vị kết hợp hải đồ điện tử tích hợp thiết bị nhận dạng và các trang thiết bị hiện đại công nghệ Nhật Bản khác với tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng cho vay 13,26 tỷ đồng (tương đương 95% chi phí đóng tàu và ngư lưới cụ). Thời gian cho vay 11 năm, lãi suất 7%, trong đó, ngư dân trả 1%, Nhà nước hỗ trợ 6%. Chiếc tàu làm tài sản thế chấp khoản vay ưu đãi.

Đây là chiếc tàu lưới rê vỏ thép đầu tiên và là chiếc tàu vỏ thép thứ 4 được đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ tại Quảng Ngãi. Tính đến thời điểm này, Quảng Ngãi đã có 18 tàu được vay vốn đóng mới theo chính sách này.

polyad

Con tàu mang tên Biển Đông 01, số hiệu QNg – 90999 được bàn giao cho ngư dân Võ Văn Hân.

Vui mừng vì sớm được nhận tàu, ngư dân Võ Văn Hân cho biết ông sẽ xuất hành ra khơi chuyến đầu tiên trong vài ngày tới ở Hoàng Sa.

Ông Phạm Trường Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ đạo Nghị định 67 của tỉnh Quảng Ngãi đánh giá việc bàn giao và đưa vào sử dụng những chiếc tàu vỏ thép sẽ giúp ngư dân vươn khơi, bám biển, đảm bảo sự an toàn cao cho ngư dân, góp phần bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Hiện tại, Vietcombank Quảng Ngãi tiếp tục hướng dẫn hồ sơ cho các ngư dân tại địa phương và các hợp tác xã khai thác thuỷ sản tiếp cận nguồn vốn, làm thủ tục vay để đóng mới tàu vỏ thép đánh bắt xa bờ thời gian tới.

Thanh Thư

Hôm qua, ngày cuối cùng của tháng 2, giá vàng chốt một tháng tăng mạnh nhất kể từ năm 2012 khi tăng hơn 1% do chứng khoán Trung Quốc lại lao dốc, các dữ liệu kinh tế Mỹ không lạc quan.

Lúc 7h25 (giờ Hà Nội), vàng giao ngay đã tăng 1,5% lên 1.240,3 USD mỗi ounce. Vàng giao tháng 4 cũng tăng 1,1% lên 1.234,4 USD. Như vậy, kim loại quý này đã chốt tháng 2 đầy lạc quan khi tăng tới 10,6% - mức tăng mạnh nhất của một tháng trong vòng 4 năm qua.

gia-vang-chot-thang-2-tang-10-6

Giá vàng từng vượt mốc 1.260 USD - mức đỉnh của một năm qua - trong tháng 2. Ảnh: Telegraph.

Quy đổi tiền Việt, mỗi lượng vàng thế giới có giá khoảng 33,4 triệu đồng. Hôm qua, giá đóng cửa của thị trường trong nước chỉ nhỉnh hơn một chút khi niêm yết ở 33,42-33,52 triệu đồng mỗi lượng.

"Chúng ta đang bước vào một năm kinh tế đầy biến động khi nhiều quốc gia tiến đến áp dụng lãi suất âm, chứng khoán nhiều nơi lao dốc, Mỹ không có khả năng tăng lãi suất", Bernard Dahdah - chuyên gia của Natixis nói.

Từ đầu năm nay, vàng đã phục hồi khoảng 16%, điều này cho thấy nó đã tái lập lại vai trò là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư khi chứng khoán và nền kinh tế toàn cầu đi xuống.

Cũng trong tháng 2, giá vàng có lúc leo lên đỉnh của một năm khi vượt mốc 1.260 USD. Nhờ vậy, các chuyên gia nhận định tháng 3 có thể vẫn là một thời gian khởi sắc cho kim loại quý này. "Bước vào tháng 3, các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy sự yên tâm và những động thái của các quỹ ETF có thể cũng hỗ trợ giá vàng", Jonathan Butler - cố vấn chiến lược của Mitsubishi nói.

Tuy nhiên, nếu xét về mặt kinh tế vĩ mô, tuần tới Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể đưa ra thông báo về việc tăng kích thích, điều này có thể khiến đồng euro mạnh hơn so với đôla và lúc đó, giá tất cả các hàng hóa lại đều chịu áp lực.

Vàng khởi sắc trong tháng 2 cũng khiến tổng tài sản nắm giữ của SPDR - Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới - tăng lên 762,41 tấn vào cuối tuần trước. Đây cũng là mức nắm giữ cao nhất trong năm nay của quỹ này.

Không chỉ vậy, theo Reuters, nhu cầu mua vào của các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn rất lớn. Bằng chứng là giá mua quyền chọn tại Sàn giao dịch vàng Thượng Hải hiện cao hơn khoảng 2 USD. Tuy nhiên, nhu cầu mua vàng vật chất tại Ấn Độ hiện khá yếu.

Cùng với vàng, các kim loại quý khác cũng tăng giá trong phiên giao dịch cuối cùng tháng 2. Platinium tăng 2% lên 931,82 USD. Bạc tăng 1,4% lên 14,88 USD. Trong khi đó, palladium cũng đắt thêm 2,2% so với phiên trước đó và trụ ở mức giá 491 USD.

Thanh Thanh Lan

Thứ ba, 1/3/2016 | 05:30 GMT+7

Thứ ba, 1/3/2016 | 05:30 GMT+7

Tôi đang thuê nhà ở quận 10 và dành dụm được một ít tiền, muốn vay thêm để mua mảnh đất vùng ven ngoại thành Sài Gòn, (Phi, TP HCM)

Tôi được người quen giới thiệu mảnh đất vài nghìn m2, giá 1,6 tỷ đồng ở xã An Phú, Củ Chi. Tôi dự định mua mảnh đất này để đầu tư cho 10 năm sau nhưng băn khoăn về khả năng lên thổ cư? Muốn kiểm tra quy hoạch tương lai thì kiểm tra như thế nào? Có bạn đọc nào am hiểu thì tư vấn giúp. Tôi chân thành cảm ơn.

Thứ ba, 1/3/2016 | 04:00 GMT+7

Thứ ba, 1/3/2016 | 04:00 GMT+7

Những cậu ấm cô chiêu này có nhiều trò tiêu khiển với tiền, như rải theo nền nhạc, nhét vào hộp giấy ăn hay đi bar với hóa đơn dài cả mét.

Người giàu luôn thu hút được sự chú ý, và hội con nhà giàu London cũng không phải ngoại lệ. Thậm chí còn có cả một tài khoản Instagram và Facebook chuyên đăng tải những cách đốt tiền của các cậu ấm, cô chiêu này.

Tài khoản Hội con nhà giàu London hiện có hơn 21.000 lượt theo dõi trên Instagram và hơn 2.000 lượt thích trên Facebook. Trên đó tràn ngập những hình ảnh của máy bay riêng, siêu xe, biệt thự, giúp người xem hình dung ra  cuộc sống xa hoa của họ. Những bức ảnh này do chính hội con nhà giàu gửi cho chủ tài khoản qua Facebook, Snapchat và email.

Có người rất thích thú với việc đút cả tập tiền dày vào hộp giấy ăn rỗng như thế này.

Hay đi bar với hóa đơn dài cả mét.

Bồn tắm cũng phải toàn rượu xịn.


Cậu ấm này còn rải tiền trên nền nhạc opera.

Dép lê cũng phải cao cấp, tông xuyệt tông với nội thất.

Xe của hội con nhà giàu chẳng bao giờ khó nhận ra trên phố.

Chiếc xe đầu tiên trong đời cũng chẳng phải hạng xoàng.

Họ dạo phố London trong chiếc Bugatti.

Hoặc có thể đỗ xe ở đâu tùy thích.

Giàu có nghĩa là xế hộp và đồ trang sức cũng phải đồng bộ.

Họ yêu siêu xe của mình lắm...

...cả máy bay riêng cũng thế.

Nơi mua sắm ưa thích của họ dĩ nhiên là những cửa hiệu như Dolce & Gabbana.

Hà Tường (theo BI)

Sau hai tháng đầu năm, lượng kiều hối chuyển về địa bàn TP HCM qua các kênh chính thức ước đạt 900 triệu USD, tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Số kiều hối này theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM chủ yếu chảy vào sản xuất kinh doanh. Thống kê trước đó của cơ quan này cho biết, năm 2015, tỷ lệ kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh chiếm 70,6%; vào bất động sản chiếm khoảng 20,7%, chỉ khoảng 7% là hỗ trợ thân nhân, gia đình trang trải sinh hoạt, mua sắm, chữa bệnh, xây dựng nhà cửa...

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM chia sẻ, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hai tháng qua tăng do năm nay Tết Nguyên đán rơi vào đầu tháng 2.

900-trieu-usd-kieu-hoi-ve-tp-hcm-2-thang-dau-nam

Kiều hối về TP HCM đạt 900 triệu USD sau hai tháng.

Ông Minh thông tin, từ 2013, với sự ổn định của tỷ giá, lượng kiều hối chuyển về được bán lại cho ngân hàng chiếm tỷ lệ khá cao từ 20 đến 35%, riêng năm 2015 đạt trên 22% và hiện xu hướng này vẫn được duy trì.

Do vậy, dù gần đây có nhiều yếu tố tác động nhưng với nguồn cung đáng kể từ kiều hối, đã góp phần đáng kể trong việc ổn định giá USD. Mấy ngày qua, giá đôla Mỹ trong ngân hàng liên tục hạ nhiệt. Hiện mỗi USD được các ngân hàng mua bán quanh 22.265-22.335 đồng. Ngoài thị trường, giá USD tự do còn xuống thấp hơn cả trong các nhà băng khi được công bố quanh 22.270-22.320 đồng.

Với tình hình kinh tế của TP HCM phục hồi khá mạnh so với mặt bằng chung của cả nước, các chuyên gia dự báo lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn trong năm 2016 sẽ tiếp tục khả quan sau khi đạt khoảng 5,5 tỷ USD năm 2015.

Lệ Chi

Pháp lý phức tạp, thanh khoản kém, thường bị ép giá vì lưu thông bất tiện, xây sửa khó khăn... là những chướng ngại mà người mua nhà trong hẻm nhỏ dưới chuẩn  cần phải tính đến.

Chuyên gia bất động sản cá nhân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Phú Vinh, Phan Công Chánh cho rằng câu chuyện mua nhà trong hẻm nhỏ có thể tóm gọn lại thành cẩm nang bỏ túi với 7 điều cần lưu ý trước khi bỏ tiền mua để ở hoặc đầu tư.

Thứ nhất, cần hiểu đúng về khái niệm hẻm. Theo quyết định số 88 ban hành năm 2007 của UBND TP HCM về lộ giới và quản lý đường hẻm trong các khu dân cư hiện hữu, đường hẻm là các tuyến đường phục vụ giao thông nội bộ khu vực và có lộ giới nhỏ hơn 12m. Phạm vi áp dụng của quyết định này là các quận nội thành cũ tại TP HCM bao gồm các quận: 1,3,4,5,6,8,10, Tân Bình, Bình Thạnh, Tân Phú, Gò Vấp, Phú Nhuận. Nhà trong hẻm tức là mặt tiền lộ giới của tuyến đường trước nhà nhỏ hơn hoặc bằng 12m.

Hẻm lại được phân ra 4 loại: chính, nhánh, cụt, chung. Hẻm chính là đường hẻm được nối thông vào đường phố (loại đường khu vực có lộ giới lớn hơn 12m) và các hẻm nhánh hoặc hẻm cụt khác. Hẻm nhánh là đường hẻm được nối vào đường phố hoặc hẻm chính, hoặc có liên thông với hẻm khác. Hẻm cụt là đường hẻm chỉ nối một đầu vào đường hẻm khác hoặc đường phố. Lối đi chung là đường hẻm cụt phục vụ giao thông nội bộ cho một số căn hộ, được hình thành khi phân tách lô đất. Theo quyết định này, độ rộng của hẻm tối thiểu phải là 3,5m, song hiện trạng tại TP HCM có hàng chục nghìn con hẻm cần phải được chỉnh trang do nhỏ hơn cả chiều rộng tối thiểu 3,5m, thậm chí nhiều con hẻm lòng đường chỉ vừa một xe gắn máy đi lọt.

Thứ hai, lưu ý nhà nằm trong hẻm càng nhỏ thì rủi ro pháp lý càng cao. Nếu lộ giới hẻm đang nhỏ (3,5m trở xuống), rất nhiều khả năng hẻm phải được chỉnh trang và quy hoạch lại. Trường hợp hẻm chưa được chỉnh trang mà nằm trong quy hoạch treo, chủ nhà sẽ không được sửa chữa, cơi nới, thay đổi hiện trạng đang có của nhà mình. Nhiều người đã rất khốn khổ vì quy hoạch treo này. Đó là chưa kể nhà trong hẻm thường bị cơi nới, lấn chiếm lòng hẻm, xây dựng sai phép có thể khiến công trình khó hoàn công.

7-dieu-can-biet-truoc-khi-dau-tu-nha-trong-hem-cut

Người mua nhà phố trong hẻm tại Sài Gòn phải cân nhắc nhiều khía cạnh trước khi chọn mặt gửi vàng. Ảnh: Vũ Lê

Thứ ba, chấp nhận lưu thông bất tiện. Nhà hẻm càng nhỏ thì di chuyển càng vất vả, đó là chưa kể tình trạng lấn hẻm để kinh doanh, xả rác, để xe vô tội vạ. Đặc biệt khi hữu sự, có cháy nổ, ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp đều chật vật khó khăn không chỉ vì lưu thông tắc nghẽn mà còn không có chỗ đỗ xe.

Thứ tư, thanh khoản nhà trong hẻm cụt kém hơn những căn nhà hẻm to. Những nhà đầu tư khôn ngoan có câu nói cửa miệng là thà đổ tiền vào nhà nhỏ trong hẻm to còn hơn là mua nhà to trong hẻm nhỏ là vì lý do này. Nhà trong hẻm nhỏ giá thường rẻ nhưng lại phải tốn chi phí tân trang sửa chữa liên miên. Vì vậy khó tránh cảnh mua dễ bán khó hoặc kéo dài thời gian thương lượng, khó chốt giao dịch.

Thứ năm, hẻm càng nhỏ, giá trị căn nhà càng bị giảm sút so với tài sản ở vị trí khác có cùng giá trị. Khi cần tiền, bán nhà trong hẻm nhỏ thường bị ép giá, gặp rất nhiều trở ngại trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng do bị định giá quá thấp. Đơn cử nhà tại hẻm Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM diện tích đất 92m2, giá chỉ có 4,5 tỷ (chưa thương lượng), tương đương 49 triệu đồng một m2, trong khi cách đó vài căn một căn nhà nằm ở ngã ba lòng hẻm to hơn, xe hơi ra vào được lại có giá bán lên đến gần 80 triệu đồng.

Thứ sáu, xây dựng, sửa chữa nhà trong hẻm nhỏ, đường cụt thường bị đội chi phí rất nhiều so với những vị trí khác do không có chỗ chứa vật tư, vận chuyển vật liệu nhiều lần bị hao hụt, mất thời gian, tốn thêm chi phí nhân công. Thêm nữa, trong quá trình xây dựng khó tránh khỏi ảnh hưởng tường chung, vách chung, chống thấm khó khăn do ứ đọng nước nhà bên cạnh. Nhẹ thì xử lý nhanh thông qua thỏa thuận, nặng có thể tranh chấp kéo dài.

Thứ bảy, môi trường xã hội trong hẻm cụt thường chỉ ở mức trung bình trở xuống. Văn hóa nhà trong hẻm nhỏ phức tạp hơn chung cư gấp nhiều lần vì không có ban quản lý đôn đốc nhắc nhở mà chủ yếu vận hành trên tinh thần tự giác. Tính riêng tư bị hạn chế vì lòng hẻm quá hẹp, tập trung rác thải sinh hoạt không đúng nơi, mua bán lấn chiếm khuôn viên hẻm, cơi nới bằng cách đỗ xe, chứa đồ cũ ngay lòng hẻm, nạn trộm cắp... khá phổ biến. Điều này càng góp phần khiến nhà hẻm kén khách hơn các tài sản khác hoặc có tính thách đố cao đối với giới đầu tư.

Vũ Lê ghi

Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Nguyễn Khắc Định cho biết kế hoạch xây dựng tháp truyền hình của VTV vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và chỉ được xem xét dựa trên hiệu quả thực tế.

Thông tin nêu trên được đưa ra tại phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều 29/2, khi dư luận đặc biệt quan tâm tới kế hoạch xây dựng tháp truyền hình cao kỷ lục - 636m của Đài truyền hình Việt Nam (VTV). Công trình được cho là có vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD đứng trước nhiều câu hỏi về tính hiệu quả, khả năng huy động vốn, vai trò chức năng của chủ đầu tư cũng như mức độ phù hợp với điều kiện công nghệ hiện nay...

Trước những câu hỏi này, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Nguyễn Khắc Định cho biết chủ trương xây tháp truyền hình đã từ Đại hôi Đảng VIII. Đến năm 1995, trong quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch phát thanh - truyền hình có nhắc tới việc xây dựng tháp. Khi đó, công trình này được xác định là đa mục tiêu, ngoài phục vụ truyền hình còn là điểm nhấn du lịch, phát triển thương mại...

khong-duyet-xay-thap-truyen-hinh-neu-khong-hieu-qua

Nếu được xây dựng, tháp truyền hình Việt Nam dự kiến sẽ cao hơn tháp Sky Tree ở Tokyo (Nhật Bản).

Đến 1997, VTV trình phương án tháp cao 350m, song do ngân sách khó khăn khi đó, thường trực Chính phủ đã bàn nhiều lần, quyết định dừng lại, ưu tiêu các mục tiêu khác. Tới 2013, Đài truyền hình tiếp tục trình chủ trương như quy hoạch 1995.

Khi đó, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, trong đó có Bộ Quốc phòng, Tài chính, Xây dựng và thành phố Hà Nội cho ý kiến, thống nhất với VTV về việc trình phương án xây tháp đa mục tiêu, tạo điểm nhấn cảnh quan, không dùng ngân sách, đảm bảo lợi ích cho người dân, thành phố và phục vụ du lịch… Thủ tướng theo đó đã đồng ý về chủ trương, giao VTV xây dựng dự án, chọn nhà đầu tư, mời tư vấn nước ngoài thực hiện.

Cũng theo ông Định, ở đề án nêu trên, VTV có đề xuất một số cơ chế chính sách, nhưng Thủ tướng yêu cầu cơ quan này cùng các bộ làm dự án tiền khả thi, bao gồm tất cả các vấn đề để xem xét.

"Cái gì thuộc các bộ thì bộ xử lý, cái gì vượt thì trình Thủ tướng. Dự án đang trong giai đoạn tiền khả thi, sau khi có sẽ giao các bộ thẩm định, trình Thủ tướng. Nếu không hiệu quả thì chắc chắn Thủ tướng không phê duyệt", ông Định nói. Tuy vậy, vị này cũng cho rằng nếu sử dụng vốn xã hội hóa, thành phố Hà Nội lại có công trình cao 636, thu hút khách du lịch thì các bên đều có lợi, đạt được mục tiêu.

Trước đó, từ đầu năm 2015, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt kết luận của Thủ tướng, đồng ý cho VTV và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lập công ty cổ phần để đầu tư dự án Tháp truyền hình Việt Nam. Công trình dự kiến được xây dựng trên khu đất hơn 14 ha tại khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây. Thông tin sau đó cho biết bên thứ 3 tham gia vào dự án là BRG - tập đoàn tư nhân chuyên đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực sân golf và tài chính - ngân hàng.

VTV dẫn lời phát biểu của Tổng giám đốc Trần Bình Minh cho hay độ cao của tháp sẽ là 636m, hơn tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree ở Tokyo - Nhật Bản (634m) và tháp truyền hình Quảng Châu - Trung Quốc (600m). Nguồn tin từ chủ đầu tư sau đó cho hay bản thiết kế tháp truyền hình Việt Nam đang được Công ty Nikken Sekkei (Nhật Bản) xây dựng và dự kiến trình hội đồng chủ đầu tư trong năm 2015.

Chí Hiếu

Một tuần qua, giá đôla trong ngân hàng giảm khoảng 75 đồng, trong khi ngoài thị trường tự do, giá cũng liên tục rớt và xuống mức thấp 22.300 đồng.

Lúc 17h chiều 29/2, giá mua bán USD được các ngân hàng giữ mức thấp. Theo đó, mỗi đôla thu mua tại Vietcombank chỉ còn 22.265 đồng, còn bán ra 22.335 đồng. Như vậy, so với đầu tuần trước, mức giá hiện thấp hơn 75 đồng, còn so với mức giá trong ngày đầu Ngân hàng Nhà nước áp dụng theo tỷ giá trung tâm, mỗi USD hiện rẻ đi 210 đồng.

Tương tự, một số ngân hàng khác như Eximbank, DongA Bank, Vietinbank... có giá bán ra còn thấp hơn Vietcombank, dao động quanh 22.330 đồng. 

gia-usd-tu-do-giam-theo-duoi-ngan-hang

Giá USD tự do thấp hơn ngân hàng vài chục đồng.

Cùng với sự đi xuống của giá USD trong ngân hàng, ngoài thị trường tự do, giá cũng liên tục giảm. Cuối ngày hôm nay, các điểm thu đổi gần chợ Bến Thành, quận I (TP HCM) chào giá thu gom chỉ còn 22.270 đồng mỗi đôla, giảm trên dưới 100 đồng so với đầu tuần trước. Giá bán dao động quanh 22.300-22.320 đồng, giảm khoảng 20 đồng so với buổi sáng và trên 360 đồng so với ngày 4/1 - ngày áp dụng tỷ giá trung tâm.

Diễn biến trên thị trường ngoại tệ tự do, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá niêm yết của các ngân hàng thương mại cho thấy nhu cầu vay mượn bằng USD không thực sự lớn và thanh khoản ngoại tệ của các ngân hàng tương đối tốt.

Theo các chủ cửa hàng thu đổi ngoại tệ tại TP HCM, diễn biến tỷ giá phụ thuộc rất nhiều vào lực cầu trên thị trường. “Lực cầu hiện giờ yếu hơn cung nên giá USD thu gom rớt khá nhanh", chủ một điểm thu đổi ngoại tệ trên đường Lê Lợi, quận I, TP HCM nói.

Lãnh đạo một ngân hàng chia sẻ, tỷ giá tăng trước đây chủ yếu do tâm lý, chứ nguồn cung không quá khan hiếm. Hơn nữa, tại Việt Nam hay có tình trạng cứ thấy giá USD tăng thì đổ xô đi mua, tạo ra sự khan hiếm giả tạo. "Việc áp dụng theo cơ chế mới đã làm giảm sự tác động của yếu tố tâm lý này. Ngoài ra, chỉ cần nhà điều hành đưa ra định hướng rõ ràng như thời gian gần đây, giá USD tất yếu hạ nhiệt", ông nói.

Trước đây, tỷ giá thường có nhiều đợt biến động lớn. Nhiều nguyên nhân được đưa ra, nhưng cơ quan quản lý và các bên thường nhắc tới chuyện đầu cơ làm giá vì cung cầu không biến động lớn. Ngân hàng Nhà nước sau đó liên tục khẳng định không tiến hành điều chỉnh tỷ giá nữa và sẽ áp dụng tất cả các biện pháp để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối từ cuối năm 2015 cũng như những tháng đầu năm 2016, đồng thời đưa ra động thái hạ lãi suất tiền gửi USD, và sau đó là Thông tư 15 có hiệu lực, áp dụng tỷ gái trung tâm..., từ đó giá USD trong ngân hàng và tự do liên tục sụt giảm cho đến nay.

Lệ Chi

Đây là lần giảm thứ 5 trong một năm qua của công cụ này, khi nhà điều hành Trung Quốc muốn duy trì tăng trưởng.

Chiều nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) cho các nhà băng nước này. Theo đó, từ 1/3, tỷ lệ này sẽ được giảm thêm 0,5%, xuống còn 17%.

Đây là lần giảm RRR thứ 5 từ tháng 2/2015. Lần gần nhất là vào tháng 10 năm ngoái, với mức giảm 0,25%.

Động thái này nhằm kiềm chế đà tăng trưởng chậm hiện tại, trong bối cảnh chứng khoán lao dốc và nội tệ suy yếu. Sáng nay, chỉ số Shanghai Composite có lúc xuống thấp nhất từ cuối năm 2014. Còn năm ngoái, GDP nước này chỉ tăng 6,9% - chậm nhất 25 năm, do nhu cầu nội địa và quốc tế yếu, sản xuất dư thừa và đầu tư ảm đạm.

Trong cuộc họp cuối tuần trước của nhóm lãnh đạo tài chính 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20), Thống đốc PBOC - Zhou Xiaochuan cũng khẳng định sẽ áp dụng thêm nhiều biện pháp hỗ trợ nếu cần thiết. Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc - Lou Jiwei cũng cho biết Trung Quốc sẽ tăng cải tổ kinh tế.

Gần đây, PBOC rất nỗ lực khôi phục lại niềm tin vào đồng NDT nước này, sau khi chứng kiến dòng vốn rút ra với tốc độ kỷ lục. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp các nhà băng cho vay nhiều hơn và bù đắp lại lượng vốn thất thoát. Trong thông báo trên webiste, PBOC cũng cho biết họ hạ RRR để hướng đến sự tăng trưởng tín dụng ổn định và hợp lý, tạo môi trường tài chính và tiền tệ phù hợp để cải tổ trên phương diện nguồn cung của nền kinh tế.

Hà Thu (theo Bloomberg/Reuters)

Ivanka Trump sinh ra trong nhung lụa, nhưng cô không hề lười biếng hay dựa dẫm vào danh tiếng của cha mình.

Ivanka Trump năm nay 35 tuổi, hiện là Phó chủ tịch phụ trách phát triển và M&A tại Trump Organization. Cô cũng là nhà sáng lập kiêm CEO thương hiệu thời trang Ivanka Trump Collection. Cô được đánh giá là một doanh nhân đầy quyền lực và luôn khao khát phá vỡ những định kiến của xã hội về hình ảnh người phụ nữ đi làm hiện nay.

Trên Motto - website chuyên cung cấp tin tư vấn của Time, cô đã chia sẻ các kinh nghiệm đàm phán của mình. "Tôi vừa thuyết phục thành công người ta cho tôi tái phát triển tòa nhà Old Post Office Pavilion cổ ở Pennsylvania Avenue, Washington. Tôi cũng là người chỉ đạo thương vụ mua lại khu Doral Resort & Spa cho công ty, khi còn đang nằm trên giường bệnh sau khi sinh bé thứ nhất. À nhân tiện nói về trẻ con, tôi được luyện kỹ năng đàm phán hằng ngày. Chẳng ai tranh luận quyết liệt hơn là một đứa trẻ đâu. Mà tôi lại có tới 2", cô cho biết.

Dưới đây là một số lời khuyên rất hữu ích của nữ triệu phú:

1. Đặt mục tiêu trước

tuyet-chieu-dam-phan-kinh-doanh-cua-con-gai-donald-trump

Ivanka Trump được đánh giá là một nữ doanh nhân thành đạt. Ảnh: Trump

Dù đang muốn tăng lương hay chỉ muốn có thời gian làm việc linh hoạt hơn, bạn đều phải biết mình muốn gì trước khi tham gia đàm phán. Đây là quy tắc vàng. Nhưng phần lớn mọi người đều bỏ qua nó.

"Nếu không có kế hoạch trước, tức là bạn đã cho phép đối phương định mục tiêu cho chính bạn", cô viết.

2. Hiểu mục đích của đối phương

"Điều giá trị nhất bạn có thể làm là phát hiện chính xác ưu tiên hàng đầu của đối phương là gì", Trump nói.

Thỉnh thoảng, mục tiêu của họ sẽ xung đột với bạn. Và bạn phải tìm cách cho họ cái họ muốn, để họ cảm thấy là họ cũng có quyền lợi.

"Đúng thế, đàm phán luôn là chuyện tiền nong. Nhưng nhiều khi, nó là về cảm xúc, và còn phức tạp hơn thế nữa. Nếu nhận ra mục tiêu kinh tế có thể không phải là ưu tiên hàng đầu của đối phương, bạn sẽ có nhiều cách khác để xử lý. Điều này sẽ cho phép bạn đạt thành quả có khi còn tốt hơn dự kiến", cô viết.

3. Đàm phán trực tiếp

tuyet-chieu-dam-phan-kinh-doanh-cua-con-gai-donald-trump-1

Bà mẹ 2 con cho biết học được rất nhiều kỹ năng đàm phán nhờ nói chuyện với trẻ. Ảnh: Next Shark

Đừng nói chuyện qua email, vì "Nó sẽ giúp bên yếu hơn có lợi thế, khi cho phép họ không phải đối mặt và có nhiều thời gian suy nghĩ câu trả lời", cô viết. Bên cạnh đó, đọc câu chữ qua email cũng dễ khiến bạn hiểu nhầm giọng điệu của người viết. Đó sẽ là một vấn đề lớn.

"Tôi luôn thích nói chuyện trực diện, thường là tại văn phòng tôi. Đó là nơi tôi cảm thấy thoải mái nhất", Trump cho biết.

4. Chú ý ngôn ngữ cơ thể

"Cái cách bạn diễn tả bản thân, kể cả khi đang ngồi trên ghế, cũng là vấn đề đấy", Trump viết. Cô nhấn mạnh hầu hết các thông điệp của chúng ta không truyền qua lời nói, mà qua vẻ mặt, cử chỉ, âm điệu.

Cô gợi ý không nên cắn móng tay, không đập nhịp chân, không tỏ ra bồn chồn. Đừng ngồi dồn về một bên ghế. Vì nó khiến bạn trông quá hồi hộp. Cũng đừng gập ngón tay hoặc gõ tay xuống bàn, vì nó khiến bạn trong hiếu chiến và tức giận. Khoanh tay là điều nên tránh, vì nó khiến bạn trở nên kém thân thiện.

"Dù tim bạn đập nhanh đến mấy, hãy cố ngồi thẳng, duy trì giao tiếp bằng mắt và thở thật đều", Trump cho biết.

5. Nghe nhiều hơn nói

"Khi người ta không thoải mái, và khi phải đàm phán, họ bắt đầu nói lan man để lấp đi sự im lặng. Những người đàm phán giỏi nhất mà tôi biết chỉ ngồi yên và lắng nghe. Họ càng ít tham gia, đối phương càng dễ rơi vào bẫy và phải đưa ra những thông tin mà ban đầu định giữ kín", Trump nói.

6. Luôn sẵn sàng rời đi

Nếu mọi thứ quá căng thẳng, hoặc bạn không thể đàm phán được điều có lợi, hãy gợi ý dành thêm vài ngày để suy nghĩ, rồi gặp lại sau. "Việc đàm phán có thể xuôi chèo mát mái sớm nếu bạn cho phép các bên có thời gian dịu lại", cô viết.

Hà Thu (theo BI)

Từ cuối năm 2015 đến nay giá trứng vịt tại Đồng Tháp liên tục giảm khiến người nuôi chịu cảnh thua lỗ.

Bà Năm, người có 4.500 con vịt ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cho biết, một tháng nay giá trứng vịt luôn ở mức thấp, gia đình bà chỉ bán được với giá 400-600 đồng một quả, 10 trứng là 5.000 đồng. Trong khi cùng kỳ năm trước, trứng bán được với giá 1.400-1.600 đồng, riêng trứng loại một có giá 2.000-2.500.

“Mỗi ngày đàn vịt nhà tôi đẻ 3.000-4.000 trứng, nhưng hiện tiền bán chỉ đủ chi phí mua thức ăn, còn tiền công thì chưa dám tính. Chưa có năm nào giá trứng lại rớt thê thảm như năm nay. Nhiều thương lái cho biết lượng trứng trước Tết tồn kho nhiều nên sản phẩm dội chợ, do đó họ chỉ thu mua với giá rẻ”, bà Năm nói và cho biết do không đủ khả năng lo tiền thức ăn cho đàn vịt nên ngay sau Tết gia đình đã phải cho chạy đồng để hạn chế chi phí thức ăn.

5000-dong-10-qua-trung-vit-o-dong-thap

Mỗi ngày ông Sơn lỗ khoảng 1,5 triệu đồng vì giá trứng rẻ không bù nổi chi phí thức ăn. Ảnh: NN.

Gặp khó khăn hơn, anh Hai, sở hữu đàn vịt đẻ trên 5.000 con cho biết, cả tháng nay gia đình anh phải chịu cảnh lỗ gần 100 triệu đồng do trứng chỉ bán được với giá 400 đồng, còn trứng loại một 800-1.200 đồng một quả.

“Cho tới thời điểm này giá trứng vẫn chưa có dấu hiệu tăng nên nếu cứ tiếp diễn thì không chỉ riêng gia đình tôi mà hàng trăm hộ trong xã sẽ tiếp tục chịu thua lỗ nặng. Các hộ gia đình đều đã phải mua đồng để thả vịt, nhưng giờ cũng đang gặp khó vì thức ăn cạn dần”, anh Hai chia sẻ.

Là đơn vị đạt chứng nhận VietGAP, lại được thương lái tới thu gom nhưng ông Phạm Cao Sơn - hộ nuôi vịt ngụ xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười cũng than thở, hơn một tháng nay mỗi ngày ông lỗ gần 1,5 triệu đồng.

“Tôi mới xây trang trại rộng 5.000m2 với chi phí đầu tư 400 triệu đồng để nuôi 5.000 con vịt, chưa kịp lấy lại vốn thì hơn tháng nay liên tục thua lỗ. Giá sản xuất một trái trứng 1.600-1.800 đồng, trong khi đó, giá bán hiện chỉ 8.000-1.200 đồng với trứng loại một. Đó là chưa kể tôi luôn bán theo yêu cầu của thương lái mới có giá tốt, còn trứng vịt thả đồng chịu thiệt nhiều hơn khi thương lái cứ vin vào lý do thiếu an toàn, ảnh hưởng thuốc trừ sâu và chỉ mua với giá rất rẻ”, ông Sơn nói, đồng thời cho hay, mấy ngày Tết không ai mua trứng nên vợ con ông phải dựng lều bên đường rao bán nhằm giải quyết hàng tồn. Hiện số tiền để đầu tư trang trại ông mượn một phần từ ngân hàng. Nếu tình trạng thua lỗ vẫn tiếp diễn, có thể ông sẽ phải xin phía nhà băng giảm lãi.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt cho hay, giá trứng vịt thời gian gần đây có giảm nhưng không đến mức quá mạnh. Giá thu mua tại công ty của ông ở mức 1.600-2.200 đồng một quả.

“Việc giá trứng vịt rớt xuống 400-600 đồng là khó tin. Tuy nhiên, có thể chất lượng trứng vịt của người nuôi không được cao nên thương lái thu mua với giá thấp. Thu mua trứng vịt phức tạp hơn nhiều so với trứng gà. Bởi lẽ, trứng vịt để lâu trong thời tiết nắng nóng dễ bị vữa, tỷ lệ vữa có thể lên tới 20% (cứ 10 quả sẽ có khoảng 2 trái vữa). Do đó, trứng thu mua sau 2 ngày đẻ có giá khác so với trứng đã đ được 5-6 ngày”, ông Thiện giải thích.

Ông cũng cho hay, thông thường thời điểm tháng 1-3, thời tiết nắng nóng kéo dài nên trứng vịt khó để lâu. Nếu không biết cách bảo quản, bà con nông dân rất dễ lỗ vì trứng hỏng, chất lượng kém. Mặt khác, do nuôi không tập trung, lại nhỏ lẻ nên người dân rất dễ bị thương lái làm giá.

Nhìn nhận về giá trứng trên thị trường, lãnh đạo Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết, tại các chợ, siêu thị giá trứng vẫn ở mức cao 20.000-30.000 đồng vỉ 10 trứng (tùy loại). Người chăn nuôi ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Nai… vẫn bán được ở mức giá ổn định. Riêng Đồng Tháp có thể do người dân chăn nuôi ồ ạt, chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu nên bị thương lái làm giá.

Hồng Châu

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Lãnh đạo 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới tuyên bố sẽ dùng mọi công cụ chính sách để kích thích tăng trưởng, bất chấp việc Đức không hài lòng với nới lỏng tài khóa và tiền tệ.

Trong thông cáo chung sau 2 ngày họp tại Thượng Hải (Trung Quốc), bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước G20 khẳng định kinh tế toàn cầu vẫn đang phục hồi, dù "còn không đồng đều, cũng như chưa đạt kỳ vọng tăng trưởng cân bằng, bền vững và mạnh mẽ".

Cuộc gặp của các quốc gia G20 diễn ra trong bối cảnh nước tổ chức là Trung Quốc đang tăng trưởng chậm, các thị trường tài chính toàn cầu lao dốc và lãi suất Mỹ tăng lần đầu trong 9 năm, trong khi Nhật Bản lại hạ lãi xuống âm. Trước đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay từ 3,3% xuống 3%.

Thông cáo chung của G20 liệt kê nhiều rủi ro mà thế giới đang phải đối mặt, trong đó có biến động về dòng vốn rút ra, giá hàng hóa giảm, căng thẳng địa chính trị tăng và "cú sốc từ nguy cơ Anh rời Liên minh châu  (EU) và số người tị nạn đến một số nước ngày càng tăng".

g20-cam-ket-thuc-dy-tang-truong-toan-cau

Các nước G20 đã kết thúc phiên họp 2 ngày tại Thượng Hải. Ảnh: News.cn

Tuy nhiên, các nước vẫn còn bất đồng về phương án giải quyết. Bộ trưởng Tài chính Đức - Wolfgang Schaeuble cho biết các nỗ lực thúc đẩy kinh tế qua nới lỏng tiền tệ có thể phản tác dụng. Còn nới lỏng tài khóa (qua tăng chi tiêu công hoặc giảm thuế) đã hết tác dụng.

"Các chính sách tài khóa và tiền tệ đã chạm giới hạn rồi. Nếu anh muốn nền kinh tế thực sự tăng trưởng, chẳng có lối tắt nào mà không cần cải tổ đâu", ông cho biết.

Là thành viên lớn nhất và giàu nhất EU, Đức thi thoảng có những ưu tiên kinh tế không giống các quốc gia khác. Ông Schaeuble không đồng tình với Mỹ, Anh và Trung Quốc - những nước ủng hộ sử dụng công cụ tài khóa và tiền tệ để chống suy giảm kinh tế.

Thông cáo chung cũng cho biết G20 "sẽ sử dụng tất cả công cụ chính sách - tài khóa, tiền tệ, cải tổ cấu trúc - cả đơn lẻ từng nước và phối hợp giữa các quốc gia" để gây dựng niềm tin và củng cố đà phục hồi. Dù vậy, họ cũng thừa nhận chỉ tăng cung tiền sẽ không dẫn đến tăng trưởng cân bằng và các chính sách tài khóa cũng sẽ được sử dụng "linh hoạt".

Các nước cũng tái cam kết "hạn chế cuộc chiến hạ giá nội tệ" và "theo sát diễn biến trên thị trường ngoại hối". Đáp trả các lo ngại gần đây về việc Trung Quốc có thể hạ giá NDT thêm nữa để tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, Thủ tướng Lý Khắc Cường và các đại diện Trung Quốc trong cuộc họp G20 cho biết "không có ý định và cũng không có quyết định nào để hạ giá nội tệ".

Hà Thu (theo AFP)

Vietjet Air - hãng hàng không Việt từng gây ấn tượng với hình ảnh tiếp viên mặc bikini - được cho là đang đứng trước cơ hội lớn khi tiến hành IPO vào quý II năm nay.

Trả lời Bloomberg cuối tuần trước, Giám đốc điều hành Vietjet Air - bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, thời điểm bán vốn lần đầu ra công chúng (IPO) cụ thể sẽ tùy vào tình hình của thị trường trong nước và thế giới. Hiện công ty vẫn chưa chốt con số vốn mong muốn huy động nhưng có thể Vietjet Air sẽ bán khoảng 30% vốn - mức sở hữu tối đa cho các nhà đầu tư ngoại hiện nay.

bloomberg-vietjet-air-muon-thanh-emirates-tai-chau-a

Vietjet Air đặt muốn thành hãng hàng không toàn cầu. Ảnh: Bloomberg.

"Chúng tôi muốn VietJet thành hãng hàng không quốc tế. Chúng tôi nhìn vào Emirates, họ cũng đi lên từ một đất nước với lượng dân số nhỏ nhưng vẫn trở thành một hãng toàn cầu. Chúng tôi muốn mình là một Emirates ở quy mô châu Á", bà Thảo nói.

Emirates - có trụ sở tại Dubai - là hãng hàng không khai thác đường bay dài lớn nhất thế giới tới 150 nước. Tháng trước, hãng này vừa đầu tư 14,5 tỷ USD để bổ sung thêm 37 máy bay.

Trong khi đó, VietJet thành lập năm 2007, đi lên từ một hãng hàng không giá rẻ và đang cạnh tranh mạnh mẽ với Vietnam Airlines. VietJet từng gây chú ý trong và ngoài nước với hình ảnh nữ tiếp viên mặc bikini trong một chuyến bay khai trương. Theo báo cáo của Vietjet, năm 2015, hãng này đã vận chuyển 9,3 triệu hành khách, tăng 66% so với năm 2014. Doanh thu tăng 205% so với năm ngoái lên 10.900 tỷ đồng (khoảng 488 triệu USD). Thu nhập ròng cũng tăng gần 1.000 tỷ đồng trong năm.

Theo Trung tâm Hàng không châu Á - Thái Bình Dương, năm nay Vietjet có thể vượt Vietnam Airlines trở thành hãng bay nội địa lớn nhất Việt Nam. Trong khi đó, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế, Việt Nam được kỳ vọng là một trong 10 thị trường hàng không tăng trưởng nhất thế giới trong 20 năm tới.

"Đây quả là một thị trường lý tưởng cho hàng không giá rẻ", Brendan Sobie, trưởng đại diện của CAPA tại Singapore nhìn nhận. "Nhờ vậy mà Vietjet sẽ là một cái tên hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Họ không gặp những thách thức về cạnh tranh và lượng khách bão hòa như các hãng hàng không giá rẻ khác".

Giữa tháng 2, Vietjet và Công ty Pratt & Whitney thuộc Tập đoàn United Technologies Corp. (Mỹ) đã ký kết hợp đồng đặt mua động cơ PurePower Geared Turbofan để trang bị cho 63 các máy bay A320neo và A321neo mới đặt hàng của Vietjet. Hợp đồng có tổng giá trị 3,04 tỷ đôla Mỹ. CEO Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, mỗi năm, hãng này tham vọng bổ sung thêm vào đội tàu bay hàng chục chiếc và đưa tổng số máy bay lên 42 vào cuối năm nay. Đến năm 2020, tổng số máy bay của VietJet có thể là 100.

Không chỉ vậy, Vietjet dự kiến mở nhiều chuyến bay quốc tế đến các thành phố của Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc và Nhật Bản trong năm nay, bà Thảo cho hay.

Việc chuyển đổi từ một hãng bay vốn chỉ vận tải giá rẻ trong nước sang bay đường dài quốc tế sẽ khiến công ty này phải đầu tư nhiều máy bay lớn hơn, Brendan Sobie nói. "Thâm nhập vào thị trường như vậy sẽ rủi ro hơn và khó khăn hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Vietjet lại có lợi thế tăng trưởng nhanh".

Thương vụ IPO của Vietjet được đề cập khi chỉ số chứng khoán hàng không châu Á Thái Bình Dương của Bloomberg sụt giảm 14% từ đầu năm nay, trái ngược với mức tăng 19% trong cả năm 2015. Năm ngoái, Vn-Index của Việt Nam là chỉ số tăng trưởng tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, từ đầu năm 2016, chỉ số này đã mất 2,2%.

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều quỹ đầu tư từ Thụy Sỹ đến Hong Kong vẫn ngỏ ý sẵn sàng mua cổ phiếu của Việt Nam do lợi thế giá rẻ và đây cũng là nền kinh tế tăng trưởng tốt nhất trong gần một thập kỷ. Hãng Asia Capital Frontier và Coeli Asset Management cho biết họ sẽ gia tăng lượng vốn nắm giữ trong năm nay khi mức vốn đầu tư trực tiếp ngoài lên cao kỷ lục và các hiệp định thương mại tự do Việt Nam vừa ký kết có thể kích thích nền kinh tế.

"Chúng tôi sẵn sàng đi lên một nấc mới, tự tin nắm bắt các cơ hội mà hội nhập mang lại", CEO Nguyễn Thị Phương Thảo nói về kế hoạch IPO sắp tới.

Ngân Hà (theo Bloomberg)

Bất chấp cam kết thúc đẩy kinh tế toàn cầu của G20, chứng khoán nước này sáng nay vẫn đi xuống.

Đến 9h sáng, chỉ số Shanghai Composite mất 4,4%, xuống 2.644 điểm, thấp nhất từ tháng 11/2014. Dẫn đầu đà giảm là các hãng công nghệ và sản xuất hàng hóa. Từ đầu tháng, chỉ số này đã mất 2,7% - thấp hơn khá nhiều so với 23% hồi tháng 1. Trong khi đó, đồng NDT nước này đã yếu đi phiên thứ 7 liên tiếp.

Shenzen Index trên sàn chứng khoán Thâm Quyến cũng giảm 4,6%. Còn Hang Sang Index tại Hong Kong (Trung Quốc) mất gần 1%. Hiện tại, các chỉ số này đã hồi phục phần nào.

Tuần trước, cuộc họp 2 ngày của nhóm lãnh đạo tài chính các nước G20 đã kết thúc. Theo đó, các nước đồng ý tiếp tục bám sát thị trường ngoại hối và lặp lại cam kết kìm hãm cuộc chiến hạ giá nội tệ. Tuy nhiên, sự chú ý của nhà đầu tư lại đang dồn vào kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 5/3 tới.

Chứng khoán Trung Quốc đang biến động mạnh trở lại. Chỉ số đo biến động giá 50 ngày đã lên cao nhất từ tháng 11 năm ngoái.

Ngày mai, Trung Quốc sẽ công bố chỉ số sản xuất (PMI) tháng 2. Theo dự báo của giới chuyên gia trong khảo sát của Bloomberg, chỉ số này có lẽ vẫn bằng 49,4 như tháng trước. PMI dưới 50 cho thấy sản xuất đang co lại.

Tờ SCMP cũng trích lời "một nguồn tin nội bộ" cho biết Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc có thể sẽ ngừng cải cách quy trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và chương trình liên kết hai sàn Hong Kong - Thâm Quyến, do chủ tịch mới của cơ quan này - ông Liu Shiyu ưu tiên ổn định hơn là cải tổ.

Hà Thu (theo Bloomberg)

Khách hàng có thể nhận ngay 88-288 triệu đồng khi mua căn hộ có diện tích khác nhau của dự án từ nay đến 31/3.

Chủ đầu tư CapitaLand - Hoàng Thành đang có nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng khi chọn mua căn hộ Mulberry Lane tại Hà Nội.

polyad

Sân vườn trên cao tại Mulberry Lane.

Theo đó, khi mua căn hộ dưới 4 tỷ đồng, khách hàng được tặng ngay 88 triệu đồng; căn hộ 4-6 tỷ đồng, khách hàng được nhận 188 triệu đồng. Lựa chọn căn hộ trị giá trên 6 tỷ đồng, khách hàng được tặng 288 triệu đồng. Chương trình kéo dài đến 31/3, đồng thời áp dụng cho 4 dự án khác của CapitaLand tại TP HCM gồm The Vista, Vista Verde, Krista và ParcSpring.

Ngoài ra, với dự án Mulberry Lane, chủ đầu tư áp dụng chương trình thanh toán 30% đã được nhận nhà giúp nhiều khách hàng có cơ hội sở hữu căn hộ đẳng cấp.

Mulberry Lane Hà Nội là một trong những dự án theo xu hướng “xanh”. Dự án có hệ thống thông gió và ánh sáng tự nhiên được bố trí trải dài, thông thoáng 80% không gian của công trình. Hội tụ đầy đủ những tiêu chí của một dự án xanh, dự án đã được nhận Giải thưởng Kiến trúc quốc gia năm 2015 và Giải thưởng quốc tế BCA Green Mark do Bộ Xây dựng Singapore chứng nhận.

polyad

Liên hệ để tham quan căn hộ mẫu và đặt mua theo số 04 3553 3388.

Trong khuôn viên 5 tòa tháp được xây dựng với tổng diện tích lên đến 24.466m2, tại Mulberry Lane, mọi thế hệ trong một gia đình đều tìm được những không gian tiện ích phục vụ cho sinh hoạt vui chơi, tập luyện thể chất và thư giãn tinh thần hàng ngày. Hồ bơi, thư viện, phòng leo núi, khu vui chơi trong nhà và ngoài trời, phòng tập gym, sân chơi đa năng, khu tập dưỡng sinh… giúp cư dân có được những trải nghiệm mới và giây phút thư thái tại khuôn viên xanh của khu chung cư.

Mulberry Lane là một trong số ít dự án tại Hà Nội được chủ đầu tư trang bị hệ thống lọc nước theo tiêu chuẩn Tổ chức y tế thế giới (WHO), đảm bảo cung cấp nước sạch cho toàn bộ cư dân.

Hiện dự án hoàn thiện xong, sẵn sàng ở ngay với chuỗi 50 tiện ích hiện đại. Mulberry Lane đã được cấp sổ hồng và trên 70% cư dân dọn về sinh sống.

Thanh Thư

Mỗi lượng vàng miếng trong nước sáng nay giảm vài chục nghìn đồng so với đóng cửa hôm cuối tuần, đưa giá bán ra xuống 33,45 triệu đồng.

Mở cửa ngày 29/2, giá bán vàng của Tập đoàn DOJI giảm 30.000 đồng so với cuối ngày giao dịch thứ bảy, xuống 33,46 triệu đồng. Giá mua từ khách cũng hạ mức tương tự và lùi sát 33,36 triệu đồng. Cùng lúc, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố giá mua 33,25 triệu đồng, còn bán ra 33,50 triệu đồng một lượng, giảm vài chục nghìn đồng so với cuối tuần.

Giá trong nước suy yếu sáng nay sau khi chứng kiến thị trường quốc tế vừa có phiên biến động khó lường. Mở cửa phiên giao dịch châu Á, giá sụt giảm 3 USD. Nhưng khoảng một giờ sau đó, giá quay đầu đi lên lại.

vang-sjc-lui-ve-33-45-trieu-dong

Giá vàng trong nước giảm nhẹ sáng nay sau khi chứng kiến giá thế giới đi xuống. Ảnh: Lệ Chi.

Lúc 8h45, giờ Hà Nội, mỗi ounce giao dịch quanh 1.226 USD, tăng khoảng 4 USD so với mở cửa. Với mức giá này, quy ra tiền Việt tương đương 33,03 triệu đồng. Do sự điều chỉnh ngược chiều giữa giá trong và ngoài nước nên chênh lệch giữa hai thị trường co hẹp còn 430.000 đồng.

Tập đoàn DOJI cho biết, hôm cuối tuần thị trường giao dịch tương đối phẳng lặng. Ở buổi sáng, xuất hiện một số nhà đầu tư với xu hướng mua vào nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức dè dặt. Chuyển sang phiên chiều, số lượng khách thưa thớt dần.

"Nhìn chung diễn biến thị trường phiên cuối tuần trầm hơn hẳn so với ngày thường trong tuần. Trước những biến động giảm của giá vàng, đa số các nhà đầu tư đều chờ ngưỡng an toàn hơn để đầu tư đón đầu", đơn vị này đánh giá và cho hay, chốt phiên cuối tuần, lượng khách tham gia giao dịch tại DOJI cân bằng ở cả hai chiều mua và bán.

Trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng 15 đồng, lên 21.914 đồng. Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng sáng nay tiếp tục ổn định. Lúc 9h, Vietcombank niêm yết quanh 22.280-22.350 đồng, không thay đổi so với phiên liền trước. Các ngân hàng khác có giá tương tự.

Lệ Chi

Sau 2 giờ mở bán đã có gần 30 giao dịch thành công.

Lễ mở bán diễn ra vào tuần trước, tại Hà Nội. Nhiều khách hàng quyết định đặt cọc căn hộ ngay trong ngày mở bán, do dự án có vị trí đẹp, chủ đầu tư cam kết xây dựng đúng tiến độ...

Dịp này, chủ đầu tư dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ và nhà ở cao cấp Eco-Green City áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính cho người mua. Chẳng hạn như hỗ trợ lãi suất 0% đến khi bàn giao nhà, ân hạn nợ gốc và miễn phí phạt trả nợ trước hạn cho 60 khách hàng đầu tiên giao dịch thành công từ ngày 17/2. Ngoài ra, 60 khách hàng đặt cọc được tặng 3 chỉ vàng bốn số chín.

polyad

Cảnh quan bên ngoài của dự án.

Eco-Green City tọa lạc trên đường Nguyễn Xiển - trục đường vành đai 3, ngay ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển, thuộc khu vực Tây Nam, một trong những khu vực phát triển trọng điểm của thành phố.

polyad

Lễ mở bán thu hút đông đảo khách hàng tham dự.

Từ Eco-Green City, cư dân dễ dàng di chuyển đến các điểm dịch vụ, cơ sở hạ tầng xung quanh như công viên Chu Văn An rộng 100 ha, trung tâm hành chính quận Thanh Xuân, bệnh viện, trường đại học lớn... cũng như tuyến đường các địa phương phía Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

polyad

Thông tin chi tiết dự án: Worldstar Land, tầng 2, tòa nhà Chelsea Park, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, Hotline: 0939 68 33 33, Website:http://ift.tt/1kK0W9U

Tổng diện tích dự án 20.234 m2 gồm 4 tòa tháp cao 35 tầng, trong đó 3 tầng làm trung tâm thương mại, 3 tầng nổi làm chỗ để xe cho cư dân. Diện tích cảnh quan tiện ích nội khu 13.234 m2, mật độ xây dựng 35%, căn hộ có 2-3 phòng ngủ diện tích 55,53-106,21 m2.

Thanh Thư

Đại diện Công ty Golden Gate Global (3G) sẽ tổ chức gặp gỡ nhà đầu tư quan tâm đến các dự án bất động sản tại 2 thành phố lớn của Mỹ.

Từ ngày 2/3 đến 4/3, đại diện Golden Gate Global, một trong những công ty hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực đầu tư để có thẻ xanh diện EB-5 sẽ có mặt tại TP HCM với vai trò nhà tài trợ cho hội nghị thường niên của Hiệp hội Luật sư Di trú Mỹ lần thứ 4 tại khách sạn Park Hyatt. Dịp này, ông Jason Brown, Phó chủ tịch cấp cao khu vực châu Á, Công ty 3G sẽ gặp gỡ các nhà đầu tư quan tâm đến các dự án đầu tư bất động sản tại hai thành phố lớn: San Francisco và Sacramento California của Mỹ. 

Khách hàng tham dự buổi gặp mặt có thể liên hệ Orient & Pacific Vietnam -  đại diện của Công ty 3G tại Việt Nam qua email: tamvan@orientpacificvietnam.com hoặc hotline: 0932 759 188.

polyad

Golden Gate Global (3G) là công ty của Mỹ trong lĩnh vực đầu tư để có thẻ xanh diện EB-5 thông qua các dự án thuộc vùng đầu tư trọng điểm. 3G có trụ sở chính tại thành phố San Francisco và được Sở Di trú Mỹ (USCIS) cấp giấy phép đầu tư các dự án thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trên toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ. Công ty được sáng lập bởi một nhóm cựu lãnh đạo cao cấp, với tầm nhìn chiến lược giúp đảm bảo sự thành công của dự án với khả năng sinh lợi cao.

polyad

Mới đây, Golden Gate Global đã chọn Orient & Pacific Vietnam - công ty tư vấn dịch vụ đầu tư, định cư cho các khách hàng cá nhân uy tín làm đại diện tại Việt Nam. Đơn vị sẽ hợp tác với công ty luật định cư và các dự án hàng đầu để cung cấp thông tin các chương trình đầu tư, định cư và xin quốc tịch ưu việt tại các quốc gia có chất lượng cuộc sống hàng đầu thế giới. Tuỳ theo tình hình và yêu cầu thực tế của khách hàng, công ty sẽ chọn lọc và có kế hoạch triển khai hồ sơ cụ thể cho từng khách hàng, giai đoạn và toàn bộ quá trình.

Thông tin chi tiết liên hệ:
Đại diện công ty 3G tại Việt Nam
Tâm Văn - Đại diện truyền thông Công ty Orient & Pacific Vietnam
Tel: 0932 759 188. Email: tamvan@orientpacificvietnam.com
Địa chỉ: lầu 11, tòa nhà Harbour View, 35 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM.

Công ty Golden Gate Global (3G)
Ông Jason Brown - Phó chủ tịch cấp cao khu vực châu Á của Golden Gate Global
Tel: +1 425 890 9183
Email: Jbrown@3GFund.com
Website: www.3GFund.com

(Nguồn: Orient & Pacific)

Diễn ra từ ngày 12 đến 15/4 tại Singapore Expo, Triển lãm ngành hàng thực phẩm, dịch vụ nhà hàng - khách sạn (Food&HotelAsia - FHA 2016) là cầu nối cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển.

Đại diện ban tổ chức - Công ty Dịch vụ Triển lãm Singapore cho biết, triển lãm được triển khai trên diện tích 103.000 m2 với 3.300 đơn vị tham gia đến từ 90 quốc gia, vùng lãnh thổ (80% từ nước ngoài) và 77 nhóm gian hàng quốc tế.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Theo khảo sát của hãng tư vấn Boston Consulting Group (BCG) của Mỹ, mới đây, tầng lớp trung và thượng lưu của Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á, dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ 12 triệu đến 33 triệu người (giai đoạn 2014-2020).

polyad

Như vậy, số lượng người tiêu dùng càng tăng thì việc tiêu thụ thực phẩm, thức uống và các hoạt động giải trí cũng tăng theo. Những năm gần đây, sự phát triển của hãng hàng không chi phí thấp và du lịch giá rẻ đã tăng nguồn thu nhập đáng kể cho ngành du lịch trong nước và quốc tế. Dự kiến, đến năm 2020, du lịch Việt Nam sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng nếu tình hình chính trị và kinh tế toàn cầu vẫn ổn định, với tăng trưởng hàng năm trung bình lên đến 7,2% tổng lượng du khách quốc tế và 5,3% tổng lượng du khách trong nước. Đến năm 2030, doanh thu từ ngành du lịch sẽ tăng gấp đôi so với năm 2020.

Sự tăng trưởng này đánh dấu cho bước phát triển không ngừng của ngành ẩm thực và khách sạn. Thu nhập sau thuế tăng, đặc biệt là ở khu vực đô thị, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cho các món ăn nhẹ, tiện lợi và sang trọng cũng tăng. Cũng theo báo cáo, doanh số bán hàng thực phẩm hàng năm cũng dự kiến tăng trưởng đến 9,4% trong giai đoạn 2012-2017.

Nắm bắt được xu thế tiêu dùng ngày càng phát triển của người Việt Nam cùng với mục đích mở rộng tìm kiếm đối tác kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và nhà hàng - khách sạn, FHA 2016 hứa hẹn sẽ có nhiều điểm hấp dẫn.

polyad

Nhiều điểm mới nổi bật của triển lãm

Theo ban tổ chức triển lãm, FHA2016 sẽ có những điểm nhấn khác biệt so với những mùa trước đó. Theo đó, năm nay, triển lãm có hàng loạt thương hiệu toàn cầu lần đầu tham dự như Arla, Blue Diamond Growers, Boon Tong Kee, Fraser & Neave, Lam Soon, Owl International, Scelta Mushrooms, Soda Stream Professional, Yeo Hiap Seng và hơn 3.000 doanh nghiệp từng tham dự trước đây. Các nhóm gian hàng quốc tế lần đầu tiên tham gia có Algeria, Hungary, Ba Lan, Hà Lan.

Năm nay, ban tổ chức cũng có không gian ngoài trời để phục vụ các doanh nghiệp tham dự từ FoodAsia. Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức cuộc thi ProWineASIA cho khu vực Đông Nam Á trong khuôn khổ FHA2016, được phát triển từ mô hình triển lãm rượu nổi tiếng toàn cầu ProWein ở Düsseldorf, ProWineASIA bên cạnh cuộc thi Đầu bếp tài năng FHA (First Sweet High Tea).

Ngoài ra, Hội nghị Quản lý khách sạn về những mô hình kinh doanh phù hợp cho chủ sở hữu khách sạn, việc sử dụng công nghệ thông minh để hoạt động và vận hành hiệu quả, thiết kế hướng đến phát triển bền vững và xu thế thiết kế mới cho khách sạn và khu nghỉ mát, cũng như cập nhật các dự án khách sạn mới tại khu vực châu Á được tổ chức bên cạnh buổi đàm thoại về hiệu suất dịch vụ thực phẩm, đồ uống.

polyad

Nhấn mạnh về tầm quan trọng và những điểm mới của triển lãm năm này, Ba Ting Siew Mui - Giám đốc dự án của chuỗi sự kiện về phong cách sống của Công ty Dịch vụ Triển lãm Singapore cho biết: "Tại sự kiện năm 2016, chúng tôi ghi nhận rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước lần đầu tiên tham gia. Điều này phản ánh tầm quan trọng của triển lãm đối với ngành cũng như chứng minh sự kiện này là lựa chọn của các đơn vị trong ngành thực phẩm và nhà hàng - khách sạn".

(Nguồn: Công ty Dịch vụ Triển lãm Singapore)

Mở cửa phiên đầu tuần, mỗi ounce vàng quốc tế sụt giảm nhẹ và quy ra tiền Việt chỉ rẻ hơn giá trong nước 500.000 đồng.

Nhu cầu trú ẩn an toàn của vàng đang mất dần vị thế đã đẩy thị trường này đi xuống. Theo đó, ngay khi mở cửa phiên giao dịch tại thị trường châu Á, mỗi ounce giao ngay giảm khoảng 3 USD, xuống sát 1.218 USD.

Nửa tiếng sau đó, giá tạm phục hồi nhẹ về quanh 1.221 USD mỗi ounce. Nếu căn cứ theo tỷ giá ngân hàng, mỗi lượng vàng thế giới quy đổi hiện có giá khoảng 32,9 triệu đồng (chưa gồm các loại thuế, phí, gia công...). Trong khi đó, giá đóng cửa hôm cuối tuần trước của vàng miếng trong nước xoay quanh 33,36-33,46 triệu đồng. Như vậy, khoảng chênh giữa giá vàng nội và ngoại duy trì mức thấp, quanh 500.000 đồng.

gia-vang-di-xuong

Giá vàng sụt giảm sáng nay do nhu cầu trú ẩn an toàn vào kim loại quý này mất dần vị thế. Ảnh: livetradingnews.com.

Trong tuần trước, giá vàng đã giảm 0,8%, tương đương 10,4 USD. Thị trường bạc cũng chốt phiên ở 14,689 USD một ounce, giảm 4,4%.

Mặc dù giá đang có sự suy yếu nhưng trong tuần này, vàng vẫn được dự đoán khá lạc quan. Theo đó, cuộc khảo sát trực tuyến của Kitco.com với 1.428 người được hỏi, có đến 1.111 người (tương đương 78%) cho biết họ lạc quan về vàng trong tuần này.

Tương tự, các nhà phân tích thị trường cũng kỳ vọng giá vàng đi lên. Trong số 18 chuyên gia bao gồm các đại lý vàng, ngân hàng đầu tư, thương nhân và các nhà phân tích kỹ thuật, biểu đồ tham gia thì có 10 người (khoảng 56%) cho biết họ hy vọng thấy giá cao hơn vào tuần này.

Trọng tâm chính của tuần này là việc tăng hay không tăng thêm lãi suất cơ bản của Cục dự trữ Liên bang Mỹ - Fed. Bởi, nếu lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp thì sẽ gây sức ép cho đồng USD và tăng lợi thế cho vàng.

Nhiều dữ liệu của Mỹ được phát hành từ đầu năm đến nay cho thấy một số tín hiệu không khả quan, như báo cáo chỉ số việc làm trong tháng Giêng chỉ tăng thêm 151.000 việc làm mới, trong khi tháng 10-11/2015 tăng 280.000 và tháng 12/2015 tăng thêm 262.000

"Xu hướng chung trong dữ liệu kinh tế năm nay, cùng với lời bình luận từ các quan chức Fed, đã đề nghị không tăng lãi suất trong một thời gian", Robin Bhar - nhà phân tích tại Societe Generale cho biết.

Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ tiếp tục quan tâm đến thị trường dầu và chứng khoán để đưa ra quyết định cho mình. Bởi nếu hai thị trường này suy yếu thì vàng sẽ trở thành kênh đầu tư trú ẩn an toàn và ngược lại.

Lệ Chi

Tôi đang làm kỹ sư với mức lương 12 triệu đồng mỗi tháng và băn khoăn về việc có nên ra ngoài làm riêng trong lĩnh vực xây dựng, trồng trọt - chăn nuôi hoặc đầu tư bất động sản hay không? (Thanh Sang, TP HCM) 

Tôi là kỹ sư xây dựng, năm nay 31 tuổi, chưa lập gia đình và đi làm được 5 năm. Tôi làm cho công ty nhỏ với mức lương hiện tại là 12 triệu mỗi tháng, công việc không vất vả nhưng chiếm hết thời gian. Công việc hiện tại không ổn định vì công ty không có chính sách nào rõ ràng cho nhân viên cả. Tôi muốn chuyển hướng để có tài chính ổn định hơn và có 3 phương án mong quý độc giả tư vấn giúp.

Tài sản hiện tại của tôi sau 5 năm đi làm có 300 triệu tiền mặt và miếng đất ở Củ Chi trị giá khoảng 300 triệu.

Gửi câu hỏi cần tư vấn hoặc chia sẻ kinh nghiệm đầu tư, làm giàu về kinhdoanh@vnexpress.net

Phương án thứ nhất là tôi nghỉ công việc hiện tại kết hợp với bạn mở công ty xây dựng thi công xây dựng nhà cửa. Với phương án này, có điểm thuận lợi là tôi được làm đúng nghề. Tuy nhiên, tôi cũng thấy lĩnh vực này không dễ để tìm việc, giá cả khó cạnh tranh,  mối quan hệ chưa nhiều...

Hai là, tôi về quê để phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Điểm thuận lợi của phương án này là hiện nhà có 15ha đất đồi có thể trồng cây keo, vốn đầu tư ban đầu khoảng 100 triệu. Chi phí chăm sóc hàng năm vào khoảng 50 triệu đồng, sau 5 năm khu đồi sẽ cho thu hoạch cây với mức 40 triệu một ha và có thể kết hợp nuôi bò...

Tuy nhiên, nếu như vậy tôi sẽ phải bỏ nghề xây dựng. Hơn nữa, làm nông nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, giá cả thị trường... nên cũng chứa đựng không ít rủi ro.

Phương án thứ 3 là tôi vẫn tiếp tục làm công việc hiện tại và tích lũy để mua thêm đất ngoại thành, chờ tăng giá. Nếu như vậy tôi ổn định và ít gặp rủi ro nhưng sự nghiệp không thể phát triển thêm được, không có hứng làm việc do tính khí thất thường của sếp nên rất mệt...

Xin quý độc giả cho tôi một vài lời tư vấn. 

Mua căn nhà phố 65m2 trong hẻm rộng 2m tại quận Tân Bình (TP HCM), bù thêm chi phí nâng cấp tổng cộng hơn một tỷ đồng nhưng đến khi rao bán, chị Khuê rất sốc vì khách chỉ trả 700-800 triệu đồng.

Năm 2009, do nhu cầu tìm nhà gấp, thị trường bất động sản toàn chung cư cao cấp giá đắt đỏ nên săn được căn nhà phố nằm ở cuối con hẻm 2m, phường 10, quận Tân Bình giá 800 triệu đồng bao pháp lý, chị Khuê vội vàng mua ngay lập tức. Căn nhà được xây dựng trên khu đất khá hẹp, 27 m2, kết cấu một trệt, một lửng, một lầu có lan can.

Sau khi nhận nhà mới phát hiện ra chưa thể ở ngay vì công trình quá cũ, bị thấm mốc khá nhiều, chị tiếp tục bỏ tiền tu sửa, tân trang, chống thấm, lắp đặt nội thất... nâng tổng giá trị căn nhà lên hơn một tỷ đồng. Đến năm 2015, có nhu cầu đổi chỗ ở, chị Khuê cho thuê căn nhà nhưng ế ẩm vì hẻm quá sâu. Đầu năm 2016, cần tiền rao bán, chị lại bị ép giá xuống dưới một tỷ đồng, thậm chí có người còn ngã giá 700 triệu đồng. Đem tài sản thế chấp ngân hàng, căn nhà của chị bị định giá chỉ còn 600 triệu đồng.

Khách chê lối vào hẻm 2m nhưng bị lấn chiếm gần hết, đi lại khó khăn. Vị trí nhà nằm ở cuối đường nên lối thoát hiểm, công tác phòng cháy chữa cháy không đảm bảo. Cuối cùng vì đuối lý với người mua, lại cần tiền, kỳ kèo mãi, chị chỉ bán được căn nhà với giá 800 triệu đồng. "Tôi lỗ gần 250 triệu đồng sau hơn 5 năm đổ tiền vào căn nhà hẻm cụt. Nếu biết trước thế này, tôi gửi một tỷ đồng vào ngân hàng, lấy tiền lãi thuê nhà trọ sẽ chủ động dòng vốn để đầu tư hơn", chị Khuê tiếc rẻ.

Trường hợp căn nhà nằm cuối hẻm 3m, đường Trần Văn Đang, quận 3, TP HCM của vợ chồng anh Tuấn thậm chí còn thiệt hại nặng hơn, bán lỗ gần nửa tỷ đồng do khu vực này từng xảy ra hỏa hoạn. Căn nhà được mua năm 2013 với giá 1,7 tỷ đồng, tổng diện tích 70m2, một trệt, một lầu. Mang tiếng là hẻm 3m nhưng các hộ xung quanh lấn chiếm khiến cho lòng hẻm chỉ còn chưa đầy 2m. Sau khi tân trang, thiết kế lại, sửa chữa căn nhà thật hoành tráng với sơn nước đắt tiền, lát lại toàn bộ gạch nền bóng kính và đá hoa cương, sửa bếp, làm mới 2 phòng tắm... giá trị suất đầu tư đội lên 2,2 tỷ đồng.

lo-hang-tram-trieu-dong-vi-dau-tu-nha-pho-trong-hem-cut

Mua nhà phố trong các hẻm cụt đòi hỏi phải sàng lọc pháp lý, am hiểu quy chuẩn xây dựng và chấp nhận môi trường sống phức tạp mới phòng tránh được những rủi ro dẫn đến thua lỗ. Ảnh: Vũ Lê

Không may, gần 3 năm vợ chồng anh Tuấn về nhà mới, khu này nhiều lần xảy ra cháy lặt vặt. Vì lý do hẻm sâu, cả phố đều lấn hẻm nên lối thoát hiểm hẹp nên đến đầu năm 2016, vợ chồng anh dời đi, chỉ bán được 1,7 tỷ đồng, lỗ mất 500 triệu đồng tiền tân trang và nhiều nội thất khác. "Vì chưa hiểu được bài toán nhà trong hẻm cụt có làm cho cao cấp mấy cũng chẳng bán được giá cao nên vợ chồng tôi đành chịu lỗ", anh Tuấn chia sẻ.

Có hơn 6 năm hành nghề môi giới nhà phố lẻ trong khu dân cư hiện hữu tại TP HCM, ông Nguyễn Tấn Phong cho biết: "Nhà phố hẻm, đặc biệt là hẻm nhỏ, hẻm sâu, hẻm cụt, đường cùng, phải hết sức thận trọng trước khi chọn mặt gửi vàng vì loại sản phẩm này có nhiều chi tiết phức tạp cần phải cân nhắc".

Theo ông Phong, có 3 nhóm đối tượng mua nhà phố hẻm nhỏ giá tầm trên dưới một tỷ đến 2,5 tỷ đồng một căn trở xuống. Nhóm một là người ít tiền, mua để ở. Nhóm hai là mua vì mục đích kép: tích lũy tài sản, an cư thời gian đầu sau đó bán đổi nhà to. Nhóm ba là mua nhà rẻ về tân trang để bán kiếm lời. Hiện nay trên thị trường địa ốc, nhóm khách hàng thứ nhất và thứ hai khá đông, vì non kinh nghiệm nên họ thường thua lỗ nhiều hơn so với nhóm thứ ba.

Ông Phong cho rằng có ít nhất 3 yếu tố cần phải tính đến trước khi đầu tư nhà hẻm tại Sài Gòn để tránh những thất bại đáng tiếc. Thứ nhất là cẩn trọng pháp lý. Do lịch sử để lại, nhà phố cá thể trong hẻm sâu tại Sài Gòn thường bị vướng pháp lý, xây cất cơi nới, lấn chiếm, khó hoàn công, xảy ra tranh chấp hoặc nằm trong diện quy hoạch, phóng hẻm, mở rộng lộ giới. Để nắm rõ tình trạng pháp lý của căn nhà, người mua cần sự hợp tác hỗ trợ thông tin của bên bán đồng thời phải khảo sát khu vực và tiếp cận cơ quan quản lý địa phương để nắm rõ pháp lý. Làm tốt bước này là tránh được một bàn thua trông thấy.

Thứ hai là cần có kiến thức tối thiểu về xây dựng. Tại mỗi địa phương, quận, huyện, nhà hẻm thường có chuẩn xây dựng không đồng bộ. Được xây mấy tầng, khoảng lùi nhà hẻm là bao nhiêu, mức độ sửa chữa, nâng cấp như thế nào để vừa đúng quy định, vừa hợp túi tiền, vừa không ảnh hưởng đến nhà hàng xóm. Nhà phố có tường chung hay không, có đảm bảo thông gió, thoáng mát mùa nóng và không bị thấm dột mùa mưa, hệ thống thoát nước, cầu cống ra sao... đều cần đến sự tư vấn của những chuyên gia xây dựng. Làm tốt khâu này giúp cho suất đầu tư vào căn nhà hẻm không bị vung tay quá trán, tránh cảnh mua nhà về phải đổ cả núi tiền ra nâng cấp sửa chữa, dẫn đến khi bán thường lỗ nặng.

Thứ ba là lường trước môi trường sống phức tạp. Hẻm nhỏ, hẻm cụt, đường cùng, càng vào sâu càng phát sinh nhiều vấn đề xã hội. Những cái bẫy cần biết trước khi mua loại tài sản này khá nhiều. Đó là chiều rộng thực tế của hẻm có đúng với bản vẽ trên giấy tờ nhà? Nếu hẹp hơn tức là hẻm đã bị lấn chiếm. Thanh khoản của tài sản sau này rất hạn chế do cản trở lưu thông, phòng cháy chữa cháy khó khăn, lối thoát hiểm khẩn cấp bị tắc nghẽn. Hoặc là môi trường sống xung quanh, hàng xóm lân cận và cả tình hình an ninh của những nhà phố trong hẻm có đảm bảo? Mối quan hệ xã hội và môi trường sống trong những khu hẻm nhỏ là một thách thức không hề nhỏ với những nhà đầu tư loại tài sản này.

Vũ Lê